Lịch sử tạo dựng huyền thoại Rồng Đen (Phần kết)

    PV, Thế Tài 

    Đầu thập kỉ 90, khi Street Fighter II đang độc bá thể loại đối kháng, khó ai ngờ rằng chỉ ít lâu sau đó một huyền thoại mới khác sắp sửa ra đời mang tên Mortal Kombat.

    Mặc dù có bổ sung những điểm mới, nhưng về cơ bản, Mortal Kombat II vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ cái bóng của người tiền nhiệm lừng danh vào thời điểm ấy. Trong cơ chế đối kháng, giới game thủ chỉ nhận thấy được ở phần hai vài chi tiết như các động tác cúi mình tung quyền, hay như các cú đá uy mãnh hơn, còn đa phần vẫn được giữ nguyên từ bản Mortal Kombat gốc.
     

    Các nhân vật trong game tuy mang ngoại hình khác nhau, nhưng so với Capcom, Midway chưa thể tạo được từng đặc trưng riêng cho các đấu thủ. Họ tung các đòn tấn công theo lối tương tự nhau. Điều này dẫn đến việc không có gì khó hiểu khi những tay chơi lão luyện có thể đánh bại “lính mới” bằng bất kì nhân vật nào mà họ chọn.
     
    Đây là hệ quả từ quyết định sử dụng đồ họa theo phong cách số hóa mang đến cho thương hiệu. Phải mãi đến bản Mortal Kombat: Deadly Alliance sau này, mỗi đấu sĩ mới sở hữu phong cách chiến đấu độc đáo của riêng mình.

    Mortal Kombat II.

    Dù Mortal Kombat II mang lại không ít những giây phút thư giãn, nhưng như thế vẫn chưa đủ để so sánh với Street Fighter II. Thế nhưng, phần đông game thủ hâm mộ không thật để tâm đến vấn đề này, vì vậy Midway vẫn tiếp tục tạo được tiếng vang với phần tiếp theo của loạt game. Trước sự hưởng ứng nhiệt tình ấy, Boon và Tobias lại tiếp tục dấn thân thực hiện phần thứ 3 của thương hiệu. 
     

    Cho đến nay, vẫn có nhiều fan cuồng nhiệt của thương hiệu đánh giá rằng kiệt tác thứ ba của Midway là tác phẩm xuất sắc nhất trong cả series đối khoáng huyền thoại, nhưng tiếc thay nó cũng đồng thời đánh dấu chấm hết cho sự thành công huy hoàng của Mortal Kombat. Kể từ sau đó, tiếng tăm của Mortal Kombat không còn được người chơi ái mộ như trước nữa.

    Cũng vào thời gian này, Capcom cũng tân trang lại cho thương hiệu Street Fighter của mình với phiên bản Street Fighter Alpha, cách tân lại hoàn toàn từ những động tác chiến đấu cơ bản cho đến các tuyệt kĩ cũng như hình ảnh thể hiện thật trau chuốt.



    Về phía Midway, họ cũng không ngừng cải tiến, đem đến nhiều đặc trưng mới cho thương hiệu. Trong đó phải kể đến nút “Run”, hay các đòn “Chain Combos” sẽ được unlock khi đấu thú đánh trúng. Ấn tượng không kém là nhưng chiêu thức kết liễu địch bằng cách hóa thú, tựa game mang đến cho người chơi khung cảnh đấu sĩ mà họ chọn chuyển biến thành một loài thú nhất định để hạ thủ đối phương.
     

    Ngoài ra, những ai từng thưởng thức các bản Mortal Kombat ngày trước chắc hẳn đã từng nghe nhắc đến “Kombat Kodes”, một hình thức mà các nhà làm game cho phép người chơi lựa chọn độ khó cho mình. Khi nhập vào ở màn hình V.S., nó sẽ khiến một vài tính năng trong cơ chế chiến đấu được thay đổi.

    Những ai yêu thích các pha kết liễu tàn bạo trong game thường không muốn bỏ qua chiêu “Mercy”. Trái với tên gọi của mình, tuy “Mercy” quả thật giúp địch thủ đã bị đánh choáng hồi lại một ít máu, thế nhưng việc này chỉ nhằm mục đích tạo điều kiện cho game thủ thi triển các pha hạ thủ tàn độc hơn mà thôi.



    Mặt khác, trong giai đoạn này, không ít những nhân vật mới được bổ sung vào Mortal Kombat. Tiêu biểu như bộ ba cyborg Cyrax, Smoke và Sektor. Cũng như những gã ninja được xuất hiện trước đó trong game, cả ba đều lấy hình mẫu từ một diễn viên, và ở đây là Sal Divita.
     
    Sẽ không có gì đáng chê trách nếu như Midway vẫn giữ nguyên đội hình cũ khi thêm vào các đấu thủ mới. Nhưng các nhà thiết kế game lại quyết định loại bỏ những hình tượng lớn của thương hiệu như Johnny Cage, Scorpion, Reptile và Raiden.
     

    Không quá khó khăn để có thể hiểu được sự phản đối mạnh mẽ từ phía người hâm mộ đối với quyết định này của Midway. Nguyên nhân sâu xa của sự kiện này vốn do diễn viên mẫu của Johnny Cage và một vài nhân vật khác bị sa thải do giúp đỡ các các dự án khác cạnh tranh cùng Mortal Kombat. Sau này, để khắc phục sai lầm, trong Ultimate Mortal Kombat, các nhân vật trên đều đã được tái xuất trên sàn đấu, nhưng dưới hình mẫu của những nhân vật khác.



    Nhưng dù có những nỗ lực không ngừng, game thủ vẫn nhận thấy được sự cách biệt lớn giữa phiên bản sau đó của thương hiệu là Mortal Kombat 4 với đối thủ Soul Caliber của Namco. Mãi cho đến thời gian gần đây, bản reboot của Mortal Kombat 2011 mới được tái hiện dưới tay đội ngũ NetherRealms vốn có tiền thân từ Midway ngày trước. Có vẻ như Mortal Kombat đang dần trở lại với đúng phong độ vốn có của mình.
     
    (Tổng hợp)