Liệu Cortana có trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng?

    Dongnatviet,  

    (GenK.vn) - Khi Cortana, hay trí thông minh nhân tạo nói chung, trở nên thông minh hơn, liệu nó có còn là một công cụ đắc lực hay trở thành một cá thể nguy hiểm với con người ?

    Tóm tắt bài viết:

    - Cortana là một trợ lý ảo đắc lực trên nền tảng Windows Phone, có khả năng giúp đỡ người dùng lên lịch, quản lý, nhắc nhở các công việc thường ngày...

    - Khi Cortana, hay trí thông minh nhân tạo nói chung, trở nên thông minh hơn, liệu nó có còn là một công cụ đắc lực hay trở thành một cá thể nguy hiểm với con người?


    Có thể nói, tiềm năng của Cortana, trợ lý cá nhân ảo phát triển bởi Microsoft, thì không có gì phải bàn cãi. Cô “thư ký” này có thể tạo các thông báo nhắc nhở dựa trên vị trí, quản lý lịch họp hành, lục tung cả kho tri thức trên Internet để trả lời cho các câu hỏi của người dùng và thậm chí có thể dự đoán cả kết quả các sự kiện thể thao. Microsoft trước đây cũng đã gợi ý về việc phát triển khả năng trò chuyện thông minh với người dùng cho cô trợ lý này, chứ không chỉ đơn giản là những lời hỏi đáp rời rạc như các công cụ khác.

    Liệu Cortana có trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng?

    Với việc cập nhật 2 tuần một lần, Microsoft đang dần dần cải thiện và đào tạo Cortana bằng cách thêm các tính năng và khả năng mới cho trợ lý ảo này. Mặc dù các cải tiến có thể mới chỉ là những thay đổi nho nhỏ, bao gồm thay đổi về giao diện, tăng khả năng nhận diện giọng nói, tuy vậy, sau nhiều năm, trợ lý ảo Cortana sẽ trở nên tiến bộ và thông minh hơn rất nhiều cùng với tốc độ phát triển của công nghệ.

    Hiện giờ Cortana mới chỉ có khả năng nhận diện giọng nói, vậy chuyện gì sẽ xảy ra khi Cortana biết nhìn ? Với công nghệ Kinect của Microsoft cùng với tin đồn về việc hãng sẽ đem công nghệ này lên laptop và tablet thì chuyện Cortana sẽ có thêm đôi mắt chỉ là vấn đề thời gian. Đến thời điểm đó, liệu Cortana có thể làm thêm những công việc gì ? Có rất nhiều giả thiết về những công việc mà Cortana có thể làm được trong tương lai, chẳng hạn như nhận diện các nét biểu cảm trên khuôn mặt, trợ giúp người dùng quan sát xung quanh mỗi khi họ đang mải vừa đi bộ vừa nhắn tin nhằm giúp họ không bỏ lỡ những địa điểm quan trọng, hay thông minh hơn, Cortana có thể gọi điện đến số điện thoại khẩn cấp mỗi khi phát hiện chủ nhân mặt mày tím tái, nói không ra hơi và đang trong tình trạng nguy cấp. Tất cả những giả thiết đó đều có tiềm năng trở thành sự thật trong tương lai với Cortana.

    Tuy vậy, hãy nhìn vào tương lai 10, 15 năm nữa, khi mà trí thông minh nhân tạo có khả năng tự lập trình, tự bổ sung kiến thức cho chính nó. Cũng giống như con người có thể học hỏi cái mới thông qua kinh nghiệm, trí thông minh nhân tạo khi đó rất có thể sẽ có khả năng tự code, cải tiến code của chính nó để thêm các tính năng, khả năng mới mà không cần bất cứ sự can thiệp nào của con người. Cortana có thể sẽ sớm trở nên hoàn thiện và thông minh đủ để trở thành một nền tảng độc lập, tách ra khỏi hệ sinh thái Windows.

    Sự suy diễn bên trên không hề cường điệu chút nào. Thuật ngữ machine learning đã quá phổ biến ngày nay, khi mà các hệ thống máy móc, phần mềm có thể tự cải thiện hiệu quả công việc thông qua việc học hỏi từ môi trường bên ngoài. Có thể bây giờ machine learning vẫn còn đang ở giai đoạn ban đầu, chưa có nhiều tiến bộ vượt bậc nhưng chúng ta không thể lường trước được trong tương lai, nó sẽ trở nên thông minh đến mức nào, và có thể đến một thời điểm nào đó, sự thông minh của máy móc sẽ làm cho con người phải e ngại.

    http://www.interestingtopics.net/storage/cfd8e75c5c4a57443e023776e03988ab.jpg

    Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Public Radio International, Giáo sư UC Berkeley thuộc chuyên ngành khoa học máy tính đã nói rằng các nhà khoa học trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo sẽ sớm nhận ra rằng thông minh hơn không có nghĩa là tốt hơn. Lời nói này của vị giáo sư mang ý nghĩa cảnh báo rằng nếu chúng ta tạo ra những cỗ máy thông minh hơn cả con người, tương lai chúng ta sẽ rất khó đoán định việc sử dụng các cỗ máy này trong công việc gì và làm thế nào để kiểm soát chúng. Ông giải thích rằng, cũng như vật lý hạt nhân, khi một chuỗi các phản ứng xảy ra quá nhiều, một vụ nổ hạt nhân sẽ xuất hiện. Vì vậy, chúng ta cần phải kiểm soát các chuỗi phản ứng hạt nhân này, cũng giống như việc chúng ta cần kiểm soát trí thông minh nhân tạo.

    Cảm xúc là một phương diện khác của trí thông minh mà Microsoft đang cố gắng truyền tải cho Cortana, bởi việc có cảm xúc khiến cho một cỗ máy trở nên giống con người hơn rất nhiều, từ đó người dùng sẽ tin tưởng vào chúng hơn. Hãng đã lồng ghép các phản hồi có chứa cảm xúc vào giọng nói thu sẵn của Jen Taylor để khiến cho việc tương tác với người dùng trở nên thật hơn, cứ như thể có ai đó đang bị nhốt trong chiếc điện thoại để nói chuyện vậy. Khi mà càng có nhiều cảm xúc được con người lồng ghép vào, trí thông minh nhân tạo sẽ càng trở nên thực tế hơn bao giờ hết, bao gồm cả các cảm xúc tiêu cực như giận dữ, tức tối…

    Nếu bạn định rút chiếc điện thoại của mình ra và hỏi Cortana rằng cô ấy có yêu bạn không, Cortana đủ thông minh để đưa ra các câu hỏi khiến bạn phải ngỡ ngàng, thảng thốt hay thậm chí bật cười như ví dụ dưới đây:

    Liệu Cortana có trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng?

    Cho đến khi chúng ta tìm ra được một giải pháp quản lý hoàn hảo cho trí thông minh nhân tạo, các trợ lý ảo cá nhân kiểu như Cortana sẽ vẫn còn bị giới hạn khả năng tiến bộ, từ cảm xúc cho đến việc phản hồi lại các truy vấn từ người dùng, và tất nhiên, Cortana sẽ không yêu bạn nhiều như những gì bạn đã bày tỏ với cô ấy. Mặc dù vẫn còn bị giới hạn, tương lai của Cortana vẫn thực sự tươi sáng khi Microsoft công bố rằng hãng đang làm việc để hỗ trợ nhiều ngôn ngữ hơn cho Cortana cũng như mở rộng phạm vi hoạt động sang các nền tảng khác, chẳng hạn như Windows. Và rồi Cortana sẽ tiến bộ đến mức nào ? Chỉ thời gian có thể trả lời.

    Tham khảo: WinBeta

    >>Cortana liên tiếp dự đoán chính xác kết quả vòng “knock-out” World Cup

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày