Khi những công nghệ mới đem lại lợi ích lớn cho người sử dụng xuất hiện thì nhà mạng lại âm mưu ngăn chặn.
3G được kỳ vọng là bệ phóng cho sự phát triển của các dịch vụ gia tăng trên di động. Nhưng khi những công nghệ mới đem lại lợi ích lớn cho người sử dụng xuất hiện thì nhà mạng lại âm mưu ngăn chặn.
Trước khi dịch vụ nhắn tin miễn phí (OTT) phát triển mạnh tại Việt Nam, tất cả mạng di động có cung cấp 3G đều quảng bá mạnh mẽ về một mảnh đất màu mỡ và thuận lợi cho sự phát triển của những dịch vụ gia tăng trên nền công nghệ mới. Bản thân các mạng di động cũng rất tích cực tung ra các dịch vụ trên nền 3G để góp phần thúc đẩy sử dụng dữ liệu cũng như tăng doanh thu bằng từ tiện ích mới.
Dịch vụ OTT đem lại những tiện ích đặc biệt cho hàng chục triệu người dùng.Các ông lớn viễn thông còn rùm beng về việc khuyến khích mạnh mẽ những nhà cung cấp dịch vụ nội dung tung ra các tiện ích có lợi thực sự cho người dùng Việt, đặc biệt là công nghệ mới. Thế nhưng, việc quan tâm đến lợi ích thực sự của khách hàng đang bị đặt một dấu hỏi cực lớn khi dịch vụ OTT xuất hiện.
Cũng là một dịch vụ gia tăng nhưng khác với những nhà cung cấp truyền thống, các công ty làm tiện ích OTT miễn phí hoàn toàn thoại, nhắn tin… và dự kiến sẽ thu tiền từ những dịch vụ khác (hiện chưa được tiết lộ). Sự xuất hiện của OTT làm các nhà mạng lo ngại suy giảm doanh thu và lợi nhuận. Chính vì thế, những ông lớn viễn thông bắt đầu dự kiến những biện pháp khá “tức cười”.
Đầu tiên, nhà mạng đề xuất chặn hoặc cấm không cho cung cấp dịch vụ OTT tại Việt Nam. Tuy nhiên, ý tưởng này nhanh chóng bị Bộ Thông tin và Truyền thông dập tắt bởi lý do:
“Đây là dịch vụ không vi phạm thể chế, có lợi cho người dùng và là xu hướng phát triển mới của công nghệ thế giới nên không thể cấm”.
Sau khi bị bác bỏ, các nhà mạng lại dự kiến tung ra gói cước mới mà chỉ khi dùng gói này mới được sử dụng dịch vụ OTT. Ý tưởng khá tức cười này cũng nhanh chóng bị cư dân mạng “ném đá” không thương tiếc.
Thứ nhất, dịch vụ OTT cũng giống như nhiều dịch vụ gia tăng trên nền Internet khác. Việc bắt phải trả thêm tiền mới được dùng OTT chẳng khác nào việc bắt người dùng trả thêm tiền mới được dùng Facebook hoặc check mail khi dùng 3G hay Internet.
Nếu cứ có một dịch vụ nào đó trên Internet trở nên “hot” thì nhà mạng lại bắt trả thêm tiền mới được dùng thì không còn điều gì đáng tức cười hơn.
Thứ hai, trên thế giới không có quốc gia nào đưa ra quy định lạ lùng này.
Và cuối cùng, dự định kìm hãm sự phát triển của dịch vụ OTT lộ rõ ý định kéo ngược lịch sử phát triển công nghệ của nhà mạng: OTT là xu hướng mới của thế giới, những nhà cung cấp truyền thống muốn ngăn chặn sự phát triển để cố gắng vơ vét lợi nhuận từ người dùng và không cho họ sử dụng những tiến bộ công nghệ mới.
Trong lịch sử phát triển viễn thông Việt Nam, có những quyết định đi ngược lại lợi ích của người tiêu dùng và sự phát triển tương tự như đề xuất chặn dịch vụ OTT là việc duy trì độc quyền viễn thông di động.
Với nhiều lý lẽ khác nhau nhưng khi cho phép Viettel cung cấp dịch vụ thông tin di động, người dùng Việt Nam mới thấy một thế giới hoàn toàn khác: Giá rẻ, khắp mọi nơi và cho mọi người chứ không phải dịch vụ chỉ có ở thành phố lớn, dành cho người giàu và giá cắt cổ.
Liệu hàng chục triệu người tiêu dùng Việt Nam có cho phép nhà mạng làm hại dịch vụ OTT, ngăn họ sử dụng những tiến bộ công nghệ mới? Hãy chờ người sử dụng lên tiếng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đích thân "nhá hàng" smartphone màn hình gập ba đầu tiên, sẽ ra mắt trong năm nay
Chiếc Galaxy gập ba sẽ sớm được Samsung trình làng trong năm nay, tuy nhiên mức giá có thể sẽ vô cùng đắt đỏ.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng