Liệu pháp gen chữa khỏi bệnh bẩm sinh từ giai đoạn bào thai trên chuột, 10 năm nữa có thể ứng dụng trên người
Giấc mơ của nhiều nhà khoa học đang trở thành sự thật.
Tuần trước, một nhóm các nhà khoa học công bố kết quả thử nghiệm cho thấy họ đã điều trị được một chứng bệnh di truyền cho bào thai chuột. Điều đó có nghĩa là ngay khi chuột con chưa được sinh ra, nó đã được can thiệp vào gen để chữa khỏi bệnh, một chứng bệnh bẩm sinh được coi là vô phương cứu chữa ngay khi nó chào đời.
Nghe có vẻ như khoa học viễn tưởng, nhưng phương pháp điều trị này có thể sớm được sử dụng trên người. Trước thời điểm đó, bạn sẽ cần phải trang bị cho mình những kiến thức gì về nó?
Liệu pháp gen chữa khỏi bệnh bẩm sinh từ giai đoạn bào thai trên chuột, 10 năm nữa sẽ ứng dụng trên người?
Đối với nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine, các nhà khoa học đã chữa khỏi bệnh Gaucher cho bào thai chuột. Gaucher gây ra bởi đột biến trong gen GBA và dẫn đến chứng đau khớp nghiêm trọng, co giật và suy giảm nhận thức.
Để điều trị căn bệnh này cho những con chuột còn là bào thai, các nhà nghiên cứu đã tiêm vào tử cung chuột mẹ một loại virus được thiết kế để mang các bản sao gen GBA lành lặn, thay thế cho các gen đột biến.
Đó không phải là một sửa chữa hoàn hảo. Theo đồng tác giả nghiên cứu Simon Waddington, những con chuột này đã kéo dài tuổi thọ từ 5 ngày [nếu chúng sinh ra mà vẫn mắc bệnh] lên 130 ngày. Tuy nhiên, chuột con sau chữa trị vẫn có một số dấu hiệu bị viêm não.
Mặc dù vậy, vẫn phải công nhận nghiên cứu này là một bước đi đầy hứa hẹn để điều trị bệnh di truyền cho thai nhi trước sinh. Còn rất nhiều điều chúng ta cần phải biết trước khi các nhà khoa học thử phương pháp này trên người.
Để tìm hiểu, tờ The Verge đã phỏng vấn Arthur Caplan, một nhà đạo đức sinh học tại Đại học New York về thử nghiệm mới này, để tìm hiểu xem đâu là những thách thức của liệu pháp gen trước sinh, và tại sao hội đồng đạo đức sẽ muốn có một cái nhìn kỹ càng hơn về nó:
Arthur Caplan, nhà đạo đức sinh học tại Đại học New York
Nghiên cứu vừa đăng trên tạp chí Nature Medicine được thực hiện trên chuột, nhưng dĩ nhiên, mọi người đều tò mò về những ứng dụng của nó trên người. Theo ông, chỉnh sửa gen trên bào thai người còn cách chúng ta bao xa? Một hay hai thập kỷ?
Tôi cho rằng khoảng 10 năm. Liệu pháp gen trước sinh không phải là một ý tưởng mới. Đó vốn dĩ là giấc mơ từ rất lâu của nhiều nhà nghiên cứu, làm việc với liệu pháp gen để cung cấp những chỉnh sửa trước khi các tế bào bị hư hại [do đột biến hoặc các gen lỗi gây ra trên cơ thể trưởng thành].
Ông có nghĩ rằng việc đề nghị và chấp thuận các liệu pháp gen trước sinh sẽ gây tranh cãi? Tôi biết với CRISPR, đã có rất nhiều lo lắng liên quan đến đạo đức và "những đứa trẻ sơ sinh được thiết kế".
Khi bạn có một phôi thai đang phát triển ở đây, đó sẽ là một cuộc tranh luận khác với việc thiết kế những đứa trẻ. Trong liệu pháp gen trước sinh, dự định của các nhà khoa học là thay thế những gen khuyết thiếu bằng gen bình thường.
Sẽ chẳng có ai cố gắng cải thiện hoặc tăng cường các gen khi chúng đã có mặt trong tử cung. Điều đó có thể được làm dễ dàng hơn từ giai đoạn tạo phôi trên đĩa thí nghiệm. Còn liệu pháp gen trước khi sinh thực sự tập trung vào việc ngăn ngừa tổn thương sớm từ bệnh tật.
Và rõ ràng, chỉnh sửa gen có tác dụng phòng bệnh tốt hơn khi thực hiện trong tử cung, thay vì để đứa trẻ được sinh ra đã lớn và tích lũy những hư hại trong nhiều năm. Có một số bộ phận của cơ thể có khả năng tái sinh, chẳng hạn như lá gan, nhưng các bộ phận khác như não và tim tái sinh ít hơn nhiều. Nếu chúng bị hư hại, bạn sẽ khó có thể làm bất cứ điều gì, trừ khi bạn can thiệp thật sớm.
Tôi không cho rằng khoa học cơ bản và khoa học cơ thể gặp nhau sẽ gây ra cuộc tranh cãi. Mà tôi nghĩ mọi người đều cơ bản hiểu rằng can thiệp càng sớm sẽ càng tốt để sửa chữa những tổn hại gen trước khi quá muộn.
Liệu nó [chỉnh sửa gen trước sinh] có an toàn hơn những thứ như CRISPR?
Tôi sẽ nói không, chưa thể. Nó không được chấp nhận là một phương pháp an toàn hơn. Mọi người cũng đều biết các kỹ thuật CRISPR vẫn đang được tinh chỉnh [để an toàn hơn].
Liệu pháp gen trước sinh sẽ mang lại cơ hội cho những đứa bé mắc bệnh di truyền
Thế còn nhược điểm của liệu pháp gen trước sinh thì sao?
Thứ nhất là bạn có một người thứ ba liên quan đến các nguy cơ: người mẹ. Việc cố gắng sử dụng các liệu pháp gen trên người cô ấy có thể gây ra rủi ro. Và cho đến khi chúng ta thực sự chắc chắn [về độ an toàn] bằng nhiều nghiên cứu khác, chúng ta không thể đặt các bà mẹ vào một nguy cơ nào đó ngay cả khi liệu pháp gen trước sinh sẽ giúp được cho thai nhi của cô ấy.
Chúng ta vẫn không biết chính xác mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào. Bạn đang nhắm mục tiêu vào các hệ thống cụ thể để thực hiện công việc sửa chữa, những sai lầm có thể dẫn gây ra thảm họa trong tử cung. Ngoài ra, chúng ta vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn về sự liên hệ qua lại giữa thai nhi và người mẹ. Chúng ta biết DNA có dính líu gì đó, nhưng liệu nó có dẫn đến sự từ chối miễn dịch?
Chúng ta cần cân nhắc điều gì trước khi liệu pháp gen trước sinh phát triển đến mức khả thi?
Một là chi phí. Chỉnh sửa gen trong tử cung không bao giờ là rẻ. Phải có rất nhiều kỹ năng và công nghệ để thực hiện được nó, và chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều. Bạn có thể muốn hạn chế những người có khả năng thử chỉnh gen trong tử cung, tốt nhất chỉ nên chọn các bác sĩ đã thực hiện liệu pháp can thiệp này trước đây. Nó không phải là thứ mà ai cũng được phép làm.
Bạn sẽ cần phải xem xét kỹ lưỡng khía cạnh đạo đức, bởi vì nếu bạn hỏi các bà mẹ, rằng họ có sẵn sàng chấp nhận rủi ro để giúp con mình hay không, hầu hết các bà mẹ có thể sẽ nói "có". Nhưng họ có thể đang không hiểu rõ sự nguy hiểm mà mình phải đối mặt.
Rủi ro lớn cỡ nào? Liệu nó có thể gây ra cái chết?
Tôi sẽ nói rằng tử vong là một khả năng, nhưng khả năng đó lớn đến đâu thì vẫn chưa biết. Mọi người đã có cái nhìn không mấy thiện cảm với liệu pháp gen trong những gần đây. Và bây giờ, [với chỉnh sửa gen trước sinh] có tới hai người tham gia vào – đúng vậy, một người thực sự chịu tác động [là đứa bé] một người có tiềm năng [là người mẹ].
Chúng ta không chắc chắn về những xác suất và có quá nhiều biến số. Vì vậy, bạn cần phải có các ủy ban thử nghiệm thực sự để cung cấp một cái nhìn dài hạn và kỹ lưỡng hơn so với các thủ tục trong trường hợp nếu bệnh nhân nói "Vâng, tôi sẽ làm điều đó", bạn có thể nói cho họ đầy đủ về những khả năng quản lý rủi ro và lợi ích.
[Tại thời điểm này], bạn không có bất kể hiểu biết nào về những rủi ro với bào thai, và ngay cả với người mẹ, người đang thực sự muốn giúp đỡ và yêu những đứa con tương lai của họ.
Tham khảo Theverger
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng