Liệu Trung Quốc có ‘dìm’ thế giới với chip bán dẫn: Thành công của Huawei có phải dấu hiệu cho một lịch sử lặp lại tương tự ngành xe điện?
Việc Phương Tây tập trung cho mảng chip AI mà bỏ qua chip nhớ có đang tạo cơ hội cho Trung Quốc vươn mình lên thành người dẫn đầu mảng này?
- TSMC quá mạnh, Intel và Samsung tính thành lập "liên minh bán dẫn" để có cửa cạnh tranh
- Nghi ngờ bán chip cho Huawei, hãng TSMC bị chính phủ Mỹ điều tra
- Trung Quốc khoe công nghệ mới khiến F-22, F-35 Mỹ hiện nguyên hình: Hóa ra từ một ý tưởng bị bỏ xó 15 năm
- Mẫu điện thoại Trung Quốc vượt mặt iPhone 16 Pro Max, đạt điểm benchmark hiệu năng cao gấp đôi
- Trung Quốc lập kỷ lục thế giới với nam châm có từ trường mạnh gấp 800.000 lần Trái Đất
Mới đây, thành công của Huawei trong việc phát triển Mate 60 Pro, được trang bị chip 7 nanomet, và dòng điện thoại gập 3 Mate Xt Tri Fold đã thu hút được sự chú ý của Phương Tây. Các sản phẩm này không chỉ đánh bại iPhone 16 của Apple tại Trung Quốc mà còn thể hiện năng lực công nghệ của nền kinh tế này bất chấp cấm vận từ Phương Tây.
Giờ đây, nhiều nhà đầu tư thậm chí lo ngại khả năng cung ứng của Trung Quốc kết hợp cùng tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể dìm ngập thế giới trong ngành chip bán dẫn tương tự như những gì họ đã làm ở mảng thép, tấm năng lượng mặt trời hay xe điện.
Việc Trung Quốc bị Phương Tây cấm vận công nghệ khiến doanh nghiệp nước này có động lực mạnh để sử dụng chip nhớ trong nước bất kể chúng không phải thế hệ tiên tiến nhất. Ngoài ra, khi được chính phủ hỗ trợ tài chính, công nghệ phát triển chip bán dẫn sẽ tiến bộ nhanh hơn dự kiến.
Tờ WSJ cho hay Trung Quốc đang hỗ trợ cho các hãng như ChangXin Memory Technologies (CXMT) đầu tư phát triển DRAM (chip nhớ được sử dụng trong quá trình xử lý).
Theo công ty theo dõi ngành TrendForce, công suất DRAM của các nhà sản xuất Trung Quốc tính theo Wafer (những lát silicon mỏng được sử dụng để sản xuất chip) đã tăng từ 4% công suất toàn cầu vào năm 2022 lên 11% trong năm nay.
Thậm chí Morgan Stanley dự kiến công suất DRAM của Trung Quốc có thể đạt 16% thị trường toàn cầu vào cuối năm sau.
Nếu các nhà cung ứng chip bán dẫn Trung Quốc thay thế dần các hãng nước ngoài thì đối thủ Mỹ lẫn Hàn Quốc sẽ bị dư thừa công suất, buộc phải cắt giảm sản lượng hoặc bán phá giá trên toàn cầu.
Xin được nhắc rằng Trung Quốc là một thị trường lớn đối với các nhà sản xuất chip nhớ. Theo JPMorgan, nước này chiếm khoảng 20% đến 25% tổng nhu cầu DRAM trên toàn cầu.
Bởi vậy khi Trung Quốc không cần các nhà sản xuất chip nước ngoài nữa thì một cuộc khủng hoảng chắc chắn sẽ xảy ra trong ngành chip bán dẫn. Trong khi các hãng chip Phương Tây cố gắng giảm sản lượng hoặc phá giá để giữ doanh số thì các doanh nghiệp phát triển chip ở Trung Quốc lại được chính phủ hậu thuẫn.
Điều này sẽ thu hẹp khoảng cách và kết quả cuối cùng là Trung Quốc vẫn đạt được thứ mình muốn trong mảng chip bán dẫn này.
Mặc dù mảng chip cho phát triển trí thông minh nhân tạo (AI) đang là xu thế bùng nổ hiện nay nhưng tờ Wall Street Journal (WSJ) cho rằng việc để mất lợi thế trong cuộc đua chip nhớ sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Trung Quốc vươn mình.
Cổ phiếu của các hãng như SK Hynix, Samsung Electronics của Hàn Quốc và Micron Technology có trụ sở tại Mỹ đều đã giảm khoảng 20-30% so với mức đỉnh tháng 7/2024.
Chưa đáng ngại?
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng mối lo này chưa thực sự đáng ngại.
Báo cáo của Bernstein cho thấy mật độ bit (đo dung lượng lưu trữ thực tế trên mỗi diện tích) của CXMT chỉ bằng 55% mật độ bit của các đối thủ tiên tiến hơn. Công ty này cũng có năng suất sản xuất thấp hơn, nghĩa là không sản xuất được nhiều chip hữu ích với cùng công suất.
Ngoài ra, sự trỗi dậy của Trung Quốc mới chỉ ảnh hưởng đến thị trường chip bán dẫn cấp thấp, vốn có giá rẻ và đang mất giá dần, trong khi phân khúc chip bán dẫn cấp cao hơn vẫn giữ giá.
Bởi vậy cổ phiếu của những công ty chip bán dẫn nhỏ ở phân khúc giá rẻ có kết quả tệ, ví dụ giá cổ phiếu của Nanya Technology đã giảm 43% trong năm nay. Trong khi đó những ông lớn Samsung, SK Hynix và Micron cùng nhau chiếm hơn 80% thị trường mới chỉ giảm 20-30% so với mức đỉnh tháng 7.
Mặc dù vậy tờ WSJ cho rằng các nhà sản xuất vẫn cần phải dè chừng bởi Trung Quốc là một yếu tố không thể đoán trước trong ngành chip bán dẫn. Ví dụ như việc Huawei thành công ra mắt dòng điện thoại Mate 60 Pro gây bất ngờ cho Phương Tây hay Mate XT Tri Fold đánh bại iPhone 16 là minh chứng rõ ràng nhất.
*Nguồn: WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng