Linux - Từ một thú vui thành phần mềm thống trị cả thế giới
Sự thành công của Linux là minh chứng cho thấy sức mạnh của sự chia sẻ cùng với cộng đồng có thể lớn đến mức nào.
25 năm trước đây, ngày 25 tháng Tám năm 1991, một sinh viên máy tính Phần Lan có tên Linus Torvalds đã thông báo về một dự án mới. "Tôi đang làm một hệ điều hành miễn phí." Ông đã viết như vậy trên một hệ thống nhắn tin qua Internet. Lúc đó, điều này chỉ như một thú vui.
Nhưng rồi nó trở nên lớn hơn. Lớn hơn nhiều so với ông tưởng tượng. Ngày nay, hệ điều hành mã nguồn mở - Linux - là một trong những mảnh ghép quan trọng nhất của thế giới phần mềm máy tính. Và bạn sử dụng nó hàng ngày. Linux chạy trên mọi chiếc điện thoại và tablet Android trên trái đất.
Richard Stallman, người làm ra GNU cho Linux.
Và ngay cả khi bạn sử dụng một chiếc iPhone, máy tính Mac hay Windows, Linux vẫn là người đứng sau tất cả khi nó lan tỏa trên toàn bộ Internet, phục vụ trên hầu hết các trang web mà bạn thấy và hỗ trợ cho phần lớn ứng dụng bạn sử dụng. Facebook, Google, Pinterest, Wikipedia - tất cả đều chạy trên Linux.
Hơn nữa, Linux giờ đang tìm ra con đường để hiện diện trên TV, máy cảm biến nhiệt, và thậm chí xe ô tô. Nếu có phần mềm nào có thể len lỏi vào mọi ngóc ngách trong cuộc sống của chúng ta, đó chỉ có thể là hệ điều hành của Linus Torvalds.
Ý tưởngkhởi đầu
Nhưng Linux không phải một tay làm nên nó. Nguồn cội của hệ điều hành này có thể phải truy ngược lại xa hơn 25 năm trước đó, đến thời điểm tạo ra hệ điều hành Unix tại Bell Labs của AT&T năm 1969. Trong hàng thập kỷ sau đó, Unix là hệ điều hành tiêu chuẩn cho các máy tính thương mại, nhưng nó lại có một nhược điểm. Nó được sở hữu bởi AT&T, và nó chỉ chạy trên các thiết bị đắt tiền. Những người ham mê công nghệ muốn điều gì đó mà họ có thể xào nấu, chắp vá trên các máy tính cá nhân của họ.
Richard Stallman, người làm ra GNU cho Linux.
Năm 1984, Richard Stallman bắt đầu làm việc trên GNU, một hệ điều hành tương tự như Unix. Tên GNU là viết tắt của “GNU’s not Unix”. Đến năm 1991, Stallman và công ty thành công trong việc viết lại được phần lớn Unix, nhưng họ thiếu một thành phần quan trọng: nhân kernel, thứ làm nên cốt lõi cơ bản của một hệ điều hành – đây cũng là phần sẽ “nói chuyện” với phần cứng và dịch các lệnh cơ bản được nhập vào từ bàn phím, chuột và màn cảm ứng, thành những thứ mà phần mềm có thể hiểu được. Vì vậy, Torvalds quyết định tạo ra một nhân kernel.
Rất nhanh sau đó, các nhà phát triển khác đã sử dụng nhân Linux kết hợp với GNU và hàng loạt các công cụ khác để ghép lại với nhau thành hệ điều hành của riêng họ. Vì vậy, đến nay nhiều người vẫn gọi các hệ điều hành này là “các bản phân phối GNU/Linux”. Nhưng cũng chính nhân Linux này đã làm nên Android và rất nhiều phần mới hơn của thế giới phần mềm.
Thống trị Web
Quá trình nổi lên của Linux cũng phản ánh việc nổi lên của web, khi cả hai cùng bắt đầu gần như cùng lúc. Thật khó để chỉ ra chính xác Linux phổ biến như thế nào trên web, nhưng theo một nghiên cứu của W3Techs, Unix và các hệ điều hành tương tự Unix cung cấp cho khoảng 67% các máy chủ web. Ít nhất một nửa trong số đó chạy Linux và cũng có thể là đại đa số.
Ngay cả Microsoft, một trong những kẻ thù không đội trời chung của Linux, cũng phải chấp nhận hệ điều hành mã nguồn mở này. Năm 2012, công ty thông báo rằng họ sẽ cho phép các công ty chạy Linux trên dịch vụ điện toán đám mây của mình, Microsoft Azure. Khoảng 1/3 người dùng Azure đang chạy Linux thay vì Windows. Bản thân Windows cũng sử dụng Linux cho một số công nghệ mạng lưới đằng sau Azure.
Trên thực tế, Linux quá quan trọng với các nhà phát triển web đến nỗi Microsoft đã hợp tác với một nhà cung cấp Linux, Canonical để giúp lập trình viên có thể dễ dàng xây dựng các ứng dụng Linux trên laptop Windows của họ.
Có một số nguyên nhân cho tất cả việc này. Điều rõ ràng nhất là trong khi phải trả phí để có các giấy phép cho Windows Server, phần lớn các viên bản Linux có thể tải xuống miễn phí và thậm chí sử dụng cho các mục đích thương mại. Hơn thế nữa, Linux là mã nguồn mở, nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể tự do chỉnh sửa và tái phân phối mã nguồn của nó, chỉnh sửa nó để phục vụ tốt hơn cho mục đích riêng của họ.
Khi web phát triển lên, các nhà phát triển chỉnh sửa Linux để đạp ứng yêu cầu của họ và phát hành các hệ điều hành nền Linux mới, để đóng gói tất cả các công nghệ web họ yêu thích lại với nhau. Các công nghệ quan trọng như máy chủ web Apache, cơ sở dữ liệu MySQL, và ngôn ngữ lập trình Perl trở thành các thành phần chủ yếu trong mọi bản phân phối Linux chính.
Nhưng Linux cũng có một phần may mắn. Nó không phải là hệ điều hành duy nhất miễn phí vào những năm 1990, nhưng một cuộc chiến pháp lý giữa AT&T và một công ty có tên gọi Berkeley Software Design đã làm chậm đà tăng trưởng các đối thủ chính của Linux.
Bước tiến vĩ đại
Trong nhiều năm qua, Linux vẫn ở đằng sau hậu trường, âm thầm cung cấp sức mạnh cho các máy chủ web của những công ty lớn nhất thế giới, nhưng chưa bao giờ tìm thấy nhiều thành công trên các thiết bị cá nhân. Điều đó đã thay đổi vào năm 2008, khi Google phát hành Android và lần đầu tiên Linux tìm được đường đến các điện thoại. Android không thể chạy được các ứng dụng desktop của Linux, nhưng thành công của Android đã tạo một cú hích lớn cho Linux và cộng đồng mã nguồn mở, bởi cuối cùng, hệ điều hành mã nguồn mở này có thể làm việc trên các ứng dụng cho người tiêu dùng.
Android giờ đang thống trị thị trường smartphone. Theo hãng nghiên cứu công nghiệp Gartner, hệ điều hành này chiếm đến 84% thị phần trong suốt quý đầu năm 2016. Nhưng hệ điều hành này giờ đã tiến rất xa so với smartphone. Giờ bạn có thể tìm thấy Linux trong smartTV từ các công ty như LG, Samsung, cảm biến nhiệt của Nest, máy đọc ebook Kindle của Amazon, và drone từ các công ty như 3DR.
Các màn hình lớn trong những chiếc xe điện của Tesla cũng chạy Linux, và rất nhiều công ty ô tô khác – như Toyota, Honda và Ford – những người tài trợ cho dự án Automotive Grade Linux, nhằm xây dựng phần mềm cho kết nối ô tô. Và khi các ô tô tự lại chạy trên đường, gần như chắc chắn chúng sẽ sử dụng Linux.
Lý do ngày nay các công ty tìm đến Linux khi họ muốn xây dựng công nghệ mới nào đó cũng tương tự như việc các nhà phát triển tìm đến hệ điều hành này những năm 1990: Họ có thể tùy chỉnh nó để phù hợp với yêu cầu của họ, và sau đó chia sẻ (hoặc bán) kết quả đó mà không cần sự cho phép nào. Và tất cả bắt đầu từ cái ngày cậu sinh viên quyết định chia sẻ thành quả của mình với thế giới. Không tồi đối với một thú vui.
Tham khảo Wired
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng