Công việc phát trực tuyến bán hàng (livestream) đang trở thành một nghề nghiệp được quan tâm tại quốc gia tỷ dân Trung Quốc.
- Youtuber công nghệ livestream gập mở Galaxy Z Flip5 liên tục 1 tuần và cái kết gây bất ngờ
- Sắp có quy định về livestream trên nền tảng mạng xã hội
- Đằng sau cú vượt mặt của TikTok Shop trước Lazada: Phần lớn người tiêu dùng Việt dành tối đa 3 giờ hàng tuần để xem livestream, mỗi phiên xem 15-30 phút
- “Chiến thần” livestream có nguy cơ lỗ 1 tỷ đồng vì ôm vé concert BLACKPINK than thở: “Mọi người giúp em với!"
- Livestream quần áo hay giày dép xưa rồi, quốc gia này đang livestream bán cả than do quá dư thừa, chỉ “chốt đơn” sỉ trên 30 tấn, ship hỏa tốc bằng tàu hỏa
Trong bối cảnh thương mại điện tử và các ứng dụng video đang là xu hướng tại Trung Quốc, giới trẻ nước này coi đây là cơ hội hấp dẫn trong giai đoạn kinh tế nhiều thách thức và thị trường việc làm thắt chặt.
Từng là một người mẫu và có bằng thạc sĩ về ngành thời trang, nhưng từ vài tháng nay, chị Zhang Jinyu đã bắt đầu làm việc toàn thời gian với tư cách là một người livestream bán hàng chuyên nghiệp. Mỗi ngày chị sẽ phải lên sóng trực tuyến ít nhất 6 giờ đồng hồ, chưa kể thời gian trang điểm, làm tóc và những thảo luận với đội ngũ làm việc. Chỉ trong thời gian ngắn làm việc, chị Zhang đã có tổng cộng hàng trăm giờ livestream và được làm việc với nhiều thương hiệu cao cấp.
Chị Zhang Jinyu, người dẫn livestream, nói: "Tôi thích được đứng và biểu cảm trước ống kính máy quay mỗi ngày. Lượng người xem từ mỗi buổi livestream cũng như số lượng bình luận tương tác cũng giúp tôi rất nhiều để cải thiện kỹ năng của bản thân. Tôi ưa thích những yếu tố này, bởi vậy nên tôi đã lựa chọn công việc của một streamer".
Zhang chỉ là một trong hàng triệu người dẫn livestream bán hàng trên khắp Trung Quốc, những người hàng ngày làm việc với đủ mọi loại sản phẩm khác nhau từ đồ gia dụng, đồ điện tử cho tới những mặt hàng xa xỉ. Các công ty quản lý streamer cũng không ngừng tìm kiếm và tuyển mộ những tài năng mới để đáp ứng nhu cầu kinh doanh với những mặt hàng khác nhau, chẳng hạn chị Zhang sẽ tập trung vào mảng kinh doanh mỹ phẩm cao cấp.
(Ảnh: Reuters)
Bà Shining Li, Phó Chủ tịch công ty quản lý người dẫn livestream Romomo, cho biết: "Để đảm bảo hình ảnh của các thương hiệu quốc tế đang hợp tác, chúng tôi không chạy khuyến mại mà luôn thúc đẩy việc bán hàng đúng giá gốc. Do đó, chúng tôi cần lựa chọn người livestream ở các phân khúc khác nhau để phù hợp với thương hiệu và phân khúc giá cả".
Giới trẻ được xem là một trong những nhóm đối tượng gặp nhiều thách thức nhất với các khó khăn kinh tế Trung Quốc hiện nay. Tính tới tháng 6, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm thanh niên tại nước này đã lên tới 21%. Do đó, nghề bán hàng qua livestream đang nổi lên như một cơ hội hữu ích. Số liệu gần nhất cho thấy, Trung Quốc hiện đã có hơn 1,2 triệu người dẫn livestream.
Tuy nhiên, kinh tế khó khăn đã khiến người tiêu dùng thắt chặt hầu bao. Và do đó các streamer cũng cần nâng cao năng lực của mình nhằm tìm tới khách hàng một cách hiệu quả
Chị Shi Jianing, người dẫn livestream, chia sẻ: "Việc tạo dựng niềm tin với khách hàng chỉ qua màn hình điện thoại là không dễ dàng. Chúng tôi cần phải giao tiếp tốt với người xem, củng cố quan hệ với những người theo dõi thường xuyên. Chỉ khi đó, chúng tôi mới có thể đủ khả năng để khuyến khích khách hàng "chốt đơn" nhanh chóng".
Trong năm 2022, hoạt động bán hàng qua livestream đã tạo ra doanh thu lên tới 480 tỷ USD tại Trung Quốc, và được dự báo có thể tăng 30% trong năm nay bất chấp tình hình kinh tế biến động. Với một thị trường béo bở như vậy, công việc livestream bán hàng cũng được dự báo sẽ ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn trong thời gian tới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng