"Lo lắng tột độ, bất an không ngừng": Cảm xúc chung của nhiều người lao động Việt và quốc tế khi dùng AI để hỗ trợ công việc
Một con số đáng chú ý là 66% các nhà lãnh đạo cho biết họ sẽ không thuê một ứng viên không thành thạo AI, trong khi 71% sẵn sàng thuê một nhân viên ít kinh nghiệm hơn nhưng có kỹ năng AI.
Sợ sếp biết và sa thải vì dùng AI trong công Việc
Vào 8/5 vừa qua, Microsoft và LinkedIn đã công bố Chỉ số xu hướng công việc hàng năm. Báo cáo xem xét tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với thị trường lao động thông qua khảo sát 31.000 người tại 31 quốc gia. Bản khảo sát này đã đua ra một số nhận định rất đáng chú ý.
Theo kết quả khảo sát, 75% người tham gia cho biết họ đang sử dụng AI trong công việc. Tuy nhiên, 53% trong số này không muốn thừa nhận việc đó vì lo sợ bị AI thay thế, và nhiều người đang cân nhắc việc từ bỏ vị trí hiện tại trong năm tới.
Colette Stallbaumer, người phụ trách công cụ Microsoft Copilot và đồng sáng lập Microsoft WorkLab, nhấn mạnh rằng người lao động cần vượt qua nỗi sợ hãi và tận dụng các công cụ AI. Bà khuyến khích mọi người chuyển sang tư duy phát triển và tận dụng cơ hội học hỏi các kỹ năng mới. Dữ liệu chỉ ra rằng việc này giúp họ tiếp thị bản thân tốt hơn, dù họ tiếp tục làm việc tại công ty hiện tại hay tìm kiếm cơ hội mới.
Nghiên cứu cũng cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ trong việc tuyển dụng nhân sự hiểu biết về AI, với tỷ lệ tăng hơn 320% trong 8 năm qua. Các vị trí phi kỹ thuật, biết sử dụng các công cụ AI như ChatGPT và Microsoft Copilot, cũng đang có nhu cầu cao.
Một con số đáng chú ý là 66% các nhà lãnh đạo cho biết họ sẽ không thuê một ứng viên không thành thạo AI, trong khi 71% sẵn sàng thuê một nhân viên ít kinh nghiệm hơn nhưng có kỹ năng AI.
Tuy nhiên, bất chấp tầm quan trọng của hiểu biết về AI trong nơi làm việc, nhiều ông chủ vẫn không chú trọng đến việc phát triển kỹ năng cho nhân viên. Gần một nửa các lãnh đạo tại Mỹ không đầu tư vào các công cụ hay sản phẩm AI, và chỉ hơn 1/4 có kế hoạch đào tạo AI cho nhân viên trong năm nay.
Thực tế, chỉ 39% nhân viên đang sử dụng AI cho công việc trên toàn cầu được công ty đào tạo về công cụ này.Mặc dù có những nỗi sợ hãi bị thay thế, người lao động vẫn nhận thức rõ những lợi ích mà AI mang lại và đang sử dụng chúng để phát triển sự nghiệp của mình. Hơn 3/4 người tham gia khảo sát cho rằng họ cần kỹ năng AI để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường việc làm và tiếp cận nhiều cơ hội hơn. Gần 70% cho rằng họ có thể thăng tiến nhanh hơn nhờ AI.
Nhân sự Việt cũng 'mập mờ' sử dụng AI
Tại Việt Nam, tình trạng 'lén' sử dụng AI để hỗ trợ công việc cũng không ngoại lệ. Hoàng Tuấn Duyệt, 23 tuổi, làm việc tại TP.HCM cho một nhãn hàng thời trang dành cho người trung niên, đã bắt đầu sử dụng ChatGPT để tạo ra các bài viết quảng cáo và nội dung cho trang fanpage và website của công ty. Công cụ AI này giúp Duyệt nhanh chóng sản xuất nội dung đa dạng, từ bài viết về xu hướng thời trang mới nhất đến các lời khuyên về phong cách, mà không cần phải dành quá nhiều thời gian cho quá trình nghiên cứu và sáng tạo. Bản thân Duyệt cũng sử dụng ChatGPT để tạo ra các bài viết tối ưu từ khóa (SEO) trên website - một công việc trước đây anh từng giao cho các dịch vụ bên ngoài thực hiện.
Tương tự, Trần Hà Vy, 24 tuổi, chuyên viên PR Marketing tại Hà Nội cho một thương hiệu điều hòa không khí, cũng tận dụng các công cụ AI để viết bài PR cho các chiến dịch truyền thông của công ty. Sự hỗ trợ của AI giúp Vy có thể tạo ra nội dung chất lượng, phù hợp với định hướng và tone of voice của thương hiệu mà không mất quá nhiều thời gian cho công đoạn chuẩn bị và viết lách.
Mặc dù cả Duyệt và Vy đều cảm thấy hài lòng về chất lượng đầu ra của AI, họ đều âm thầm sử dụng công cụ này mà không để quản lý hay đồng nghiệp trong công ty biết. Họ lo ngại rằng việc dựa vào AI có thể bị hiểu nhầm là thiếu sự cố gắng và nỗ lực trong công việc. Đối với họ, AI là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp tăng cường hiệu suất làm việc, nhưng đồng thời cũng là "bí mật nhỏ" mà họ muốn giữ kín để đảm bảo bản thân không bị đánh giá là lười biếng hay thiếu sáng tạo.
Quan điểm của doanh nghiệp Việt về việc sử dụng AI của nhân viên cũng rất đa dạng. Một số vẫn giữ quan điểm truyền thống, cho rằng việc thuê nhân viên để sau đó họ lại phụ thuộc vào AI để hoàn thành công việc là không hợp lý. Họ tin rằng nếu AI có thể làm được công việc thì tại sao doanh nghiệp không cắt giảm nhân sự và trực tiếp sử dụng công nghệ để thay thế, từ đó tiết kiệm chi phí. Quan điểm này dựa trên lý luận rằng, việc sử dụng AI không chỉ giảm bớt giá trị của sự sáng tạo và nỗ lực cá nhân mà còn khiến doanh nghiệp có cảm giác mình đang 'chi tiền nhầm chỗ'.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại có cái nhìn linh hoạt và tích cực hơn, coi trọng hiệu quả công việc hơn là quy trình, và nhìn nhận AI như một công cụ hỗ trợ giá trị, giúp nhân viên tăng cường khả năng sáng tạo và năng suất.
Bà Lê Thị Minh Hà, giám đốc sáng tạo tại một agency trong lĩnh vực marketing tại Hà Nội, chia sẻ: "Tôi tin rằng AI là một công cụ mạnh mẽ giúp chúng tôi tạo ra nội dung chất lượng cao hơn và hiệu quả hơn. Việc nhân viên của chúng tôi sử dụng AI để tạo ra nội dung không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn giúp cải thiện độ chính xác và sự phong phú của nội dung. Mục tiêu của chúng tôi là đạt được kết quả tốt nhất, và nếu AI có thể hỗ trợ chúng tôi trong việc này, tôi hoàn toàn ủng hộ."
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng