Lo sợ thiếu hụt màn hình OLED cho iPhone thế hệ tiếp theo, Apple tìm kiếm nhà cung cấp từ Trung Quốc
Nếu thành công, đây sẽ là lần đầu tiên một nhà cung cấp từ Trung Quốc cung ứng màn hình iPhone thế hệ tiếp theo cho Apple.
Một nguồn tin giấu tên vừa cho Bloomberg biết, Apple Inc. đang thảo luận với công ty BOE Technology Group của Trung Quốc về việc cung cấp màn hình OLED cho iPhone thế hệ tiếp theo. Thành phần quan trọng trên iPhone này vốn đang được cung cấp bởi một công ty con của hãng điện tử Hàn Quốc Samsung Electronics.
Cũng theo nguồn tin giấu tên này, trong nhiều tháng nay, Apple đã tiến hành thử nghiệm các màn hình diode phát quang hữu cơ ma trận chủ động (OLED) của BOE, nhưng họ vẫn chưa quyết định bổ sung công ty Trung Quốc này vào danh sách các nhà cung cấp của mình.
Trong khi đó, BOE, hiện đang là một trong các nhà cung cấp màn hình lớn nhất tại Trung Quốc, đang chi ra gần 100 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 14,5 tỷ USD) để xây dựng hai nhà máy màn hình AMOLED tại phía Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên nhằm đón đầu các hợp đồng kinh doanh trong tương lai. Theo nguồn tin của Bloomberg, cho dù các cuộc đàm phán vẫn đang ở giai đoạn đầu, và chưa chắc BOE sẽ cung cấp màn hình cho thế hệ iPhone tiếp theo, nhưng công ty đang mong đợi sẽ bắt đầu trở thành đối tác cung cấp màn hình cho iPhone vào năm 2018 hoặc sau đó.
Nếu BOE được lựa chọn để cung cấp màn hình OLED, họ sẽ trở thành nhà cung cấp màn hình iPhone thế hệ tiếp theo cho Apple đầu tiên từ bên ngoài Hàn Quốc và Nhật Bản – một chiến thắng cho công ty tại Bắc Kinh vốn nổi tiếng về cung cấp màn hình máy tính và TV này.
Công ty tại Mỹ vẫn đang tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung toàn cầu cho màn hình OLED khi họ chuẩn bị sử dụng loại công nghệ tiết kiệm năng lượng và sắc nét hơn này cho chiếc iPhone thế hệ tiếp theo của mình. Đây cũng là một động thái nhằm bắt kịp hai đối thủ lớn của họ là Samsung và Huawei Technologies Co.
Cả Apple và BOE đều từ chối bình luận về thông tin mà Bloomberg có được.
Màn hình OLED cho iPhone thế hệ tiếp theo - Một thành phần quan trọng với Apple
Màn hình luôn được xem là thành phần đắt tiền nhất trên mỗi chiếc smartphone. Hơn nữa, màn hình OLED cũng rất khó sản xuất, điều này làm cho Apple vẫn phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp để sản xuất loại màn hình này với số lượng lớn.
Samsung hiện là nhà cung cấp lớn nhất cho màn hình OLED trên smartphone.
Hiện tại, cả bốn nhà cung cấp màn hình smartphone lớn nhất thế giới – bao gồm Samsung Display Co., Sharp Corp., LG Display Co. và Japan Display Inc. – đều cho biết không có đủ công suất để trang bị cho tất cả iPhone mới trong năm nay, và tình trạng hạn chế nguồn cung này có thể kéo dài đến năm 2018. Điều đó có nghĩa là Apple sẽ chỉ trang bị màn hình OLED cho iPhone trên một phiên bản duy nhất trong năm nay, năm thứ 10 chiếc smartphone nổi tiếng của họ ra mắt.
Theo một nguồn tin thân cận cho biết, Apple và Samsung đã có một thỏa thuận cung cấp màn hình OLED độc quyền cho đến năm 2017. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo việc người khổng lồ công nghệ Hàn Quốc có thể sản xuất đủ màn hình theo nhu cầu cho iPhone, đặc biệt khi Samsung cũng cần trang bị màn hình này cho các thiết bị sắp ra mắt của riêng họ. Một số nhà phân tích ước tính rằng Apple có thể bán được 90 triệu iPhone chỉ riêng trong 3 tháng cuối năm 2017.
“Đây là một cơ hội cho BOE khi Apple được biết đến với việc luôn tìm kiếm nhiều nhà cung cấp khác nhau cho một bộ phận.” James Yan, giám đốc nghiên cứu của hãng Counterpoint Research tại Bắc Kinh cho biết. “Nhưng điều này chưa hẳn đã là một thách thức với Samsung khi họ có thể tung ra các màn hình chất lượng cao hơn khi công suất ổn định.”
Nhà cung cấp từ Trung Quốc này là ai
Được thành lập vào năm 1993 sau khi người lao động được tiếp quản một nhà máy sản xuất ống điện tử ốm yếu, BOE, công ty có trụ sở tại Bắc Kinh này đã trở thành nhà chế tạo tấm panel LCD lớn nhất thế giới về giá trị thị trường. Có tên ban đầu là Beijing Orient và nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ Trung Quốc cho tham vọng tạo nên các người khổng lồ nội địa về công nghệ, BOE hiện đang xây dựng một nhà máy màn hình AMOLED dẻo trị giá 46,5 tỷ Nhân dân tệ tại Thành Đô.
Trong khi họ vẫn đang gia tăng công suất, có khả năng họ sẽ bị bỏ lỡ chiếc iPhone tiếp theo. Nhà máy thế hệ thứ sáu này sẽ không kịp sản xuất màn hình cho đến mùa hè năm nay, trong khi những chiếc iPhone mới thường bắt đầu mở bán vào mùa thu. BOE cho biết trong email của mình rằng, khi nhà máy này đạt được công suất tối đa, nó có thể xuất xưởng 48.000 tấm nền thủy tinh mỗi tháng.
Một nhà máy khác tại Miên Dương, Tứ Xuyên với cùng công suất và mức đầu tư dự kiến sẽ chỉ bắt đầu sản xuất vào hai năm sau đó. Công ty hiện chỉ có một nhà máy sản xuất màn hình OLED nhỏ đang hoạt động tại vùng Nội Mông xa xôi. Tuy vậy, khi hai nhà máy trên đi vào hoạt động, công ty dự kiến có thể chế tạo được 1,6 triệu mét vuông tấm nền thủy tinh AMOLED dẻo mỗi năm, nhiều hơn một chút so với ước tính của các nhà nghiên cứu tại HIS về tổng sản lượng toàn cầu trong năm 2016.
Apple thường giới thiệu các công nghệ mới trên tất cả những chiếc iPhone mới ra mắt của họ, như điều họ đã làm với 3D Touch và Apple Pay. Vì vậy, việc sử dụng công nghệ giao tiếp người dùng cốt lõi khác nhau trên cùng một thế hệ iPhone sẽ là một bước đi bất thường. Hiện tất cả mẫu iPhone 7 đều sử dụng màn hình tinh thể lỏng.
Theo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng