Loa thông minh Amazon Echo, Google Home có thể là mối hiểm họa về dữ liệu riêng tư của người dùng
Những bằng sáng chế trong các mẫu loa thông minh đình đám hiện nay cho thấy mối nguy hiểm thật sự đối với dữ liệu riêng tư của người dùng nếu chúng bị khai thác.
Amazon Echo và Google Home đều luôn lắng nghe mọi thứ người dùng nói, duy chỉ đến khi có câu lệnh kiểu như "Hey Google" chúng mới hồi đáp. Theo nhà sản xuất, Echo và Google Home đều không ghi âm lại hay phản hồi những lời nói bình thường của người dùng nhằm mục đích bảo vệ tính riêng tư.
Nhưng bằng sáng chế mới nhất vừa được tìm ra bởi tờ New York Times cho thấy sản phẩm loa thông minh của Amazon lẫn Google đều cho thấy chúng có thể ghi nhận, phân tích và tạo dữ liệu về cuộc sống thường ngày của người dùng nhằm cho mục đích quảng cáo.
Bằng sáng chế của Amazon có tiêu đề "Keyword determinations from conversational data" (Xác định từ khóa từ dữ liệu hội thoại) để nghe và chỉ ra được những sản phẩm tiềm năng phù hợp cho người dùng. Sau đó nó ghi nhận và phân tích dữ liệu về sở thích cá nhân, tiếp theo là bán cho công ty truyền thông để dùng vào mục đích quảng cáo tối ưu dành riêng từng cá nhân.
Bằng sáng chế của Amazon về việc các thiết bị có thể ghi nhận, phân tích và lập hồ sơ người dùng
Ví dụ nếu người dùng nói chuyện qua điện thoại với người bạn rằng "tôi rất thích trượt tuyết" hay "mẹ tôi yêu trò chơi giải đố câu chữ", thì ngay sau đó người dùng sẽ thấy được các mẩu quảng cáo về ván trượt hay gợi ý các món quà trên trình duyệt web của mình.
Trả lời về vấn đề này, Amazon khẳng định không ghi âm giọng nói khách hàng vào mục đích quảng cáo, và bằng sáng chế trên đã được cấp nhiều năm về trước khi họ đang "cố gắng khám phá trọn vẹn khả năng của công nghệ mới".
Trong khi đó Google cũng đã sở hữu bằng sáng chế tích hợp vào các thiết bị thông minh dành cho ngôi nhà của mình nhằm ghi nhận lại hình ảnh và video nơi ở khách hàng cho mục đích quảng cáo. Nó có thể tạo lập hồ sơ chi tiết từng thành viên gia đình người dùng như giới tính, tuổi, phong cách thời trang yêu thích, tính cách, khả năng ngôn ngữ, các hoạt động ưa thích, …
Ví dụ một thiết bị thông minh có thể nhận biết được chiếc áo sơ mi có in hình diễn viên nổi tiếng A mặc bởi một thành viên trong gia đình, nó sẽ có thể truy xuất vào dữ liệu tìm kiếm của người đó. Loa Google Home có thể gợi ý: "Bạn có vẻ thích diễn viên A. Bộ phim mới nhất của anh/chị ấy đang được chiếu tại rạp chiếu phim gần nhà bạn".
Thiết bị thông minh của Google dễ dàng nhận biết nhiều thứ về người dùng để từ đó đưa ra quảng cáo phù hợp
Băng sáng chế thứ hai của Google cho thấy các cách mà thiết bị thông minh có thể học và tạo lập hồ sơ người dùng dưới một cái tên được bảo vệ. Ví dụ như thiết bị của Google có thể dùng cảm biến và theo dõi âm thanh để xác định được một đứa trẻ ở nhà một mình, sau đó sẽ khóa cửa chính lại cho đến khi người lớn về nhà.
Gã khổng lồ tìm kiếm còn cho biết thiết bị của họ có thể giám sát được cả thói quen và tình trạng cảm xúc, hoặc dự đoán được đứa trẻ có nghịch phá gì hay không, gia đình có thường xuyên ngồi ăn cùng nhau để nhắc nhớ những người bị mắc bệnh Alzheimer.
Các hoạt động, sở thích người dùng đều được các thiết bị thông minh dễ dàng nắm bắt
Giống như Amazon, Google cũng tuyên bố các thiết bị thông minh của mình không xâm phạm vào quyền riêng tư của người dùng và "các sản phẩm trong tương lai hoàn toàn không có cơ sở cho việc suy đoán từ bằng sáng chế hiện tại".
Bê bối lộ thông tin 50 triệu người dùng mới đây của Facebook là một ví dụ cho thấy việc thu thập và phát tán thông tin người dùng có tác động khủng khiếp như thế nào.
Cả Amazon và Google vẫn chưa có bê bối lớn nào về dữ liệu người dùng, ít nhất là tới hiện tại. Các bằng sáng chế tích hợp trong các thiết bị như loa thông minh của họ đang giúp cá nhân hóa, từ đó đưa ra những hồi đáp chính xác hơn.
Amazon Echo và Google Home đều có đèn báo hiệu khi giọng nói của người dùng đang được thu âm và họ hoàn toàn có thể truy cập vào nơi lưu trữ để xóa đi bất cứ lúc nào. Với Google Home Mini dính phải vụ việc ghi âm mọi thứ người dùng, gã khổng lồ tìm kiếm đã nhanh chóng khắc phục điều này.
Hai mẫu sản phẩm loa thông minh của Google và Amazon
Tất nhiên chúng ta cũng nên nhớ rằng sức mạnh tiềm năng đang có trong các thiết bị thông minh hiện nay trong việc thu thập, phân tích và phát tán hồ sơ người dùng hoàn toàn có thể tác động tới những vấn đề to lớn như cả chính trị, hệ thống tiền tệ.
Vụ việc công ty Cambridge Analytica lấy dữ liệu của hơn 50 triệu người dùng từ Facebook vẫn còn nguyên độ nóng hổi và đã khiến tất cả các quốc gia trên toàn cầu chú ý nhiều hơn tới vấn đề bảo mật thông tin trước các công ty công nghệ.
Dữ liệu người dùng phán tán có thể tác động to lớn tới nhiều vấn đề ngay chừng không liên quan như chính trị, tài chính, ...
Giống như Facebook, cả Amazon và Google đôi khi vẫn cung cấp dữ liệu người dùng cho đối tác bên thứ ba. Tờ New York Times đã chỉ ra rằng hai ông lớn này có thể không chia sẻ những đoạn thu âm nhưng họ vẫn cung cấp một vài dữ liệu được yêu cầu từ phía bên đối tác.
Ngay cả khi các công ty công nghệ không bán dữ liệu người dùng của mình thì mối hiểm họa các thiết bị thông minh bị tấn công bởi tin tặc vẫn hiện hữu. Một công ty bảo mật đã hack thành công chiếc loa Amazon Echo để bí mật ghi âm người dùng liên tục mà không cần chờ câu lệnh kích hoạt.
Thực tế việc Facebook trì hoãn ra mắt mẫu loa thông minh của mình vì hiện tại người dùng đang dần mất lòng tin vào việc bảo mật thông tin của ông lớn mạng xã hội này. Và chỉ cần Amazon hay Google vướng vào một bê bối tương tự Facebook thì chẳng khác nào mũi tên xé toạt niềm tin của người dùng, và các sản phẩm thông minh của hai công ty này cũng sớm bị ghẻ lạnh một khi người dùng quay lưng.
Theo Techradar
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng