Loại gỗ tuổi thọ hàng triệu năm, đứng sau kim cương: Giá hơn 600 tỷ đồng, Việt Nam có một khối 8 tấn
Theo thang bảng đo độ cứng, loại gỗ đặc biệt này chỉ thấp hơn kim cương một bậc.
- Núi lửa Etna: Bí ẩn về những vòng khói kỳ ảo và lời giải thích của khoa học
- Puya Raimondii: 'Nữ hoàng dãy Andes', 100 năm mới nở hoa một lần!
- Tại sao lại có những huyền thoại và truyền thuyết về loài rắn trên khắp thế giới?
- Thức ăn đầu tiên được ăn trong không gian là gì?
- MG EXE181: Siêu xe điện 'trơn trượt' nhất thế giới chỉ với duy nhất 1 chỗ ngồi!
Loại gỗ có nguồn gốc độc đáo
Theo các nhà khoa học, loại gỗ này được coi như một dạng vật chất đặc biệt. Đó chính là gỗ hóa thạch. Sở dĩ họ nhận định như vậy là bởi nó là loại gỗ có nguồn gốc rất đặc biệt.
Trong các tài liệu địa chất học từ thời xưa, gỗ hóa thạch hình thành từ rừng cây nguyên sinh. Sau khi trải qua tác động của núi lửa phun trào, những thân gỗ cây rừng nguyên sinh bị chôn vùi trong dung nham. Trải qua hàng triệu năm, các thân cây gỗ này chịu điều kiện tác động của nhiệt độ và áp suất lớn dần biến thành than đá.
Dựa vào những điều kiện đặc biệt, các thân gỗ này được tẩm dung dịch silic (SiO2) có trong lòng đất. Khi dung dịch silic được tẩm và thâm nhập vào các thớ cây rừng nguyên sinh khiến cho chúng có độ cứng như đá. Tùy theo các khoáng thể được thay thế sợi gỗ mà định hình nên các loại gỗ hóa thạch với tính chất và độ cứng khác nhau. Quá trình này diễn ra qua hàng triệu năm trong tự nhiên để tạo ra gỗ hóa thạch hay có thể nói là một loại đá có nguồn gốc từ thân gỗ.
Giải thích về hiện tượng gỗ hóa thạch, ông Vương Xuân Nguyên, Chánh văn phòng Hội Sinh Vật Cảnh thành phố Hà Nội cho biết, về nguyên lý, gỗ hóa thạch có quá trình tương tự như xương, cốt động vật hóa thạch. Quá trình này được diễn ra liên tục và tùy theo các khoáng thể được thay thế mà định hình nên các loại gỗ hóa thạch với tính chất và độ cứng khác nhau.
Báo An ninh Thủ đô chia sẻ thông tin, gỗ hóa thạch hay còn gọi là gỗ hóa ngọc mang những tính chất của ngọc. Vì thế, theo thang bảng đo độ cứng, nó chỉ thấp hơn kim cương một bậc. Những thân gỗ hóa ngọc này chủ yếu tồn tại từ thời Triassic và Jurassic, khoảng từ 100 triệu đến 250 triệu năm trước.
Màu sắc của gỗ hóa ngọc cũng đa dạng, bao gồm: màu xám, màu nâu là phổ biến nhất. Ngoài ra còn có màu đỏ, cam vàng, đen. Trong đó, quý hiếm nhất là màu xanh ngọc bích.
Từ xa xưa, con người đã sử dụng gỗ hóa thạch như một loại nguyên liệu. Các nền văn minh cổ đại như La Mã, Assyria, Babylon… sử dụng gỗ hóa thạch để chế tác ra thành nhiều món trang sức khác nhau như chuỗi hạt, mặt nhẫn, ngọc bộ, ngọc treo…Bằng chứng là trong nhiều di chỉ khảo cổ, các chuyên gia đã tìm thấy nhiều món trang sức được làm từ gỗ hóa thạch.
Gỗ hóa thạch rất cứng, có thể sử dụng làm đồ mỹ nghệ. Với những khúc to, người ta có thể cưa ra làm bàn, ghế vì nó không bị mưa gió hay thời tiết làm cho hư hỏng, mục nát. Từ thế kỷ 19, 20 từ gỗ hóa thạch Arizona xuất khẩu đã chế tác thành những chiếc bàn nhỏ, lọ hoa, giá nến.
Tin tức đăng tải trên báo An Giang cho biết, tại Myanmar, một người nông dân ở làng Bibinsan, thị trấn Magway, thuộc tỉnh Magway vài năm trước tình cờ tìm thấy cây gỗ hóa thạch khổng lồ trong lúc đào ruộng. Các chuyên gia thẩm định nhận định cây gỗ hóa thạch này có giá trị lên tới 55 tỷ kyat (hơn 660 tỷ đồng). Với mức giá như vậy, nó có thể coi như một "báu vật" trời ban. Sau đó, thân cây hóa ngọc khổng lồ này đã được đưa về trưng bày tại bảo tàng của tỉnh.
"Báu vật" ở Việt Nam
Ông Lê Văn Dũng (TP. Sông Công, Thái Nguyên), chủ nhân của nhiều thân gỗ hóa thạch chia sẻ với Tin tức24h cho hay, gỗ hóa thạch hường có ở vùng Primorie thuộc Nga, Ukraina và Acmênia. Gỗ hóa thạch còn được tìm thấy ở Indonesia, Australia, Hoa Kỳ và Việt Nam. Tại Việt Nam thì có 2 vùng thường xuất hiện gỗ hóa thạch đó là Lạng Sơn và Tây Nguyên.
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên đặc biệt là tỉnh Gia Lai vốn có hàng chục ngọn núi lửa, vì vậy, nơi đây có nhiều gỗ hóa thạch được tìm thấy trong bùn đỏ. Theo Vnexpress, tại Công viên Đồng Xanh, xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đang trưng bày một khúc gỗ hóa thạch nặng tới gần 8 tấn. Khúc gỗ hóa thạch này có niên đại hàng triệu năm tuổi được tìm thấy ở miệng núi lửa Chư A Thai, huyện Phú Thiện. Khúc gỗ hóa thạch này từng được công nhận là cây gỗ hóa thạch lớn nhất Việt Nam.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng cây gỗ hóa thạch đang được trưng bày tại Công viên Đồng Xanh chưa phải là lớn nhất Việt Nam. Theo đó, cây gỗ hóa thạch ở Gia Lai chỉ bằng bằng 2/3 cây gỗ hoá thạch đặt tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội).
Còn ông Nguyễn Trung Dũng, Phó Chủ tịch Hội đá cảnh, đá phong thủy Việt Nam cho biết, gỗ lũa đã hóa thạch rất có giá trị. Gỗ lũa hóa ngọc thì càng cao hơn, chúng rất cứng và nặng, có khối lên đến vài tạ. Các khối gỗ lũa hóa ngọc không giống nhau, mỗi một khối gỗ mang dáng vẻ, chất liệu khác nhau. Giá trị mỗi khối gỗ hóa thạch tùy vào độ to, độ thấu quang (ánh sáng xuyên qua), chúng thường có giá vài trăm triệu đồng/khối.
Trong quan niệm của phương Đông, gỗ hóa thạch từ gỗ (màu xanh – hành Mộc) – chuyển sang màu đỏ (hành Hỏa) – chuyển tiếp màu trắng (hành Kim) – chuyển tiếp màu vàng (hành Thổ) – chuyển tiếp màu đen, nâu (hành Thủy) khi chuyển lại màu xanh da trời thì loại gỗ hóa thạch đó đá biến thành ngọc quý.
Còn theo các nhà thần học Phương Tây, nguyên bản là một khúc gỗ mục nát, sau khi trải qua quá trình bị thạch anh hóa, nó biến thành một loại đá quý, vì thế mà hoá thạch gỗ có đặc tính từ trường bền vững và vĩnh cửu.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng