Loài người chúng ta đang mắc nợ mẹ Đất khi đã sử dụng hết tài nguyên từ ngày hôm qua

    Dink,  

    Nhu cầu sử dụng của con người đang vượt quá khả năng tạo ra tài nguyên của Trái Đất, và "ngày dùng hết" đó mỗi năm lại đến sớm hơn.

    Tại hành tinh này, ta có một ngày đặc biệt, không phải là để tổ chức một sự kiện đáng ăn mừng gì đó, mà ngày ấy để nhắc nhở ta rằng lượng tài nguyên ta sử dụng mỗi năm đang dần cạn kiệt với tốc độ “phá hoại” của con người hiện nay.

    Mạng lưới Khí thải Toàn cầu (GFN – Global Footprint Network), một nhóm nghiên cứu tại California tính toán ra “nhu cầu sử dụng hàng năm với lượng tài nguyên mà Trái Đất có thể tạo ra trong cùng năm đó”. Những phép tính tập trung vào khả năng hấp thụ khí thải CO2 của các đại dương và các cánh rừng song song với tốc độ phát triển của các tài nguyên rừng và biển.

     Cần bao nhiêu đất nước như thế để có thể đáp ứng được nhu cầu cư dân của nước ấy. Có vẻ ta cần thêm 0.6 Trái Đất nữa để đáp ứng được nhu cầu toàn cầu.

    Cần bao nhiêu đất nước như thế để có thể đáp ứng được nhu cầu cư dân của nước ấy.

    Có vẻ ta cần thêm 0.6 Trái Đất nữa để đáp ứng được nhu cầu toàn cầu.

    GFN buộc tội việc tăng dân số quá nhanh, khí thải carbon từ việc sản xuất năng lượng quá lớn và việc không kiểm soát, quản lý tài nguyên rừng biển đến nơi đến chốn là nguyên nhân của những con số không mấy khả quan này.

     Nếu ai cũng sống như các cư dân nước này thì cần bao nhiêu Trái Đất mới đủ? Một bảng xếp hạng mà không ai muốn đứng đầu.

    Nếu ai cũng sống như các cư dân nước này thì cần bao nhiêu Trái Đất mới đủ?

    Một bảng xếp hạng mà không ai muốn đứng đầu.

    GFN đưa ra những con số cụ thể để xem các nước sinh sống thế nào với nguồn tài nguyên sản xuất ra cũng như lượng mà các nước ấy “phá hoại”. Theo thống kê thì Canada và Châu Mỹ Latin là các nước “chủ nợ”, trong khi đó Mỹ, các nước Châu Âu và phần lớn Châu Á bị “thiếu hụt”. Úc có một lượng khí thải thải ra khổng lồ và Trung Quốc là một nước cực kỳ “thiếu hụt” do họ sử dụng than vô tội vạ. Trong khi đó, Pháp và Thụy Sĩ có lượng khí thải trên đầu người rất thấp nhờ có hệ thống năng lượng sạch hiệu quả.

    Mathis Wackernagel, CEO của GFN cho biết tốc độ phục hồi của Trái Đất là cực chậm. Hội nghị môi trường tại Paris tháng 12 vừa rồi có một điểm đáng chú ý: mọi nước đều đồng tình với việc một Trái Đất “không có khí thải thực” vào năm 2050. Điều đó không phải là không còn khí thải nữa, nó có nghĩa là lượng khí thải mà Trái Đất có thể gánh chịu được bằng với lượng khí thải hấp thụ được của rừng và đại dương.

    Nếu chúng ta đốt năng lượng hóa thạch và thải ra thứ khí CO2, thì chúng ta cần phải tách riêng được và xử lý được đống CO2 đó, ông Wackernagel bổ sung.

    Theo như GFN, khí thải carbon là một khái niệm có liên quan đến nhiều thứ khác: chúng gây hại cũng như chúng phá rừng và biển cùng lúc. Chính điều này phải làm thức tỉnh chúng ta rằng bầu khí quyển cũng gắn liền với đất liền và biển. Chúng liên kết với nhau và cần phải được khắc phục cùng lúc.

    Tham khảo fastcoexist

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày