Câu hỏi kéo dài hàng thập kỉ chưa có lời giải đáp.
Trong suốt sự nghiệp thần kinh học của mình, Peggy Mason đã phải nghe rất nhiều lần rằng những con chuột bà đang thí nghiệm chẳng thể cảm nhận được xúc cảm. Chỉ có con người và những loài linh trưởng khác mới có thể hiểu được cảm xúc của đối phương. Còn hầu hết các loài khác thì không. Và chắc chắn không phải là lũ chuột.
Nhưng những gì bà đang chứng kiến tại phòng thí nghiệm lại là những thứ rất khác biệt. Trong các thí nghiệm, Mason và đồng nghiệp tại Đại học Chicago đã tìm ra rằng khi một con chuột được đặt cạnh một con khác đang bị nhốt, con chuột ở ngoài sẽ tìm cách mở lồng giải cứu – điều mà nó sẽ chẳng làm cho một con chuột đồ chơi. Hơn nữa, khi được lựa chọn giữa việc giải cứu một người bạn chuột hay một miếng socola ngon lành, con chuột sẽ mở cả hai lồng và rồi chia sẻ bữa ăn.
Nghiên cứu này, công bố vào 2011, đã là một bước đột phá. Nếu chuột có được khả năng đồng cảm đơn giản nhất, vậy có lẽ đồng cảm vốn là một thứ phổ biến – hay thậm chí phổ quát – với thú có vú. Nghiên cứu sự đồng cảm của động vật có thể cho ta một cái nhìn sâu sắc về việc sự đồng cảm của con người tiến hóa như thế nào.
Nhưng ngay sau đó, kết quả của Mason đã gặp phải những nghi vấn rất lớn.
Alex Kacelnik, một nhà sinh thái học hành vi, cho rằng Mason đơn giản nhầm lẫn những cảm xúc giống con người lên hành động “giải cứu” – một xu hướng gọi là Thuyết nhân hình.
“Liệu chúng có trải qua bất cứ xúc cảm nào khi cứu giúp đồng loại? Phải chăng là có, nhưng ta chẳng thể biết được.”
Để đáp lại nghiên cứu của Mason, Kacelnik và đồng nghiệp cho thấy kể cả những con kiến cũng có hành động giải cứu đồng loại trong một vài tình huống. Nhưng loài kiến thì gần như không có đầu óc, và rất ít người cho rằng chúng có thể đồng cảm.
Alan Silberberg, nhà tâm lý học tại Đại học American, cũng ngờ rằng liệu Mason có suy đoán quá nhiều từ những dữ liệu. Với quan điểm của ông, con chuột tự do mở lồng bởi lý do rất cá nhân: Nó thích chơi đùa với những con khác. Ông đã công bố một nghiên cứu phỏng theo của Mason, nhưng với một kết quả khác hẳn. Ông cho thấy khi những con chuột không thể vui đùa với nhau khi bẫy được mở, con chuột tự do cũng chẳng hứng thú mấy với việc giải cứu.
Những điều trên không có nghĩa là những gì Mason tìm thấy là sai lầm. Nhưng chúng cũng khắc họa những khó khăn cốt lõi khi nghiêm cứu sự đồng cảm của động vật: Trong khi rất dễ để quan sát hành vi của động vật, thì việc xác nhận động cơ của những hành vi đó là gần như không thể.
Việc hiểu rõ sự đồng cảm trên động vật chẳng hề tầm thường chút nào. Nếu động vật thực sự có cảm xúc như chúng ta, thì sự mặc khải này ngày nào đó có thể dẫn tới những phương thuốc cho những chứng bệnh khó mà sự liên kết rất khó khăn – như bệnh tự kỉ - hay không hề tồn tại, như chứng thái nhân cách.
Nếu động vật có thể đồng cảm, cũng có nghĩa rằng bộ não của chúng chẳng hề khác chúng ta là bao.
Hàng thập kỉ, khi nghiên cứu về sự đồng cảm trên động vật, các nhà khoa học đều gặp phải một vấn đề cơ bản. “Có rất nhiều cách diễn giải về hành vi đồng cảm của động vật cần phải loại bỏ nếu bạn muốn cho rằng chúng thực hiện bởi vì cảm xúc của những con khác,” James Burkett, nhà thần kinh học tại Emory, giải thích. Sau cùng, các nhà tâm tí học chẳng thể bắt con chuột ngồi lên ghế rồi hỏi chúng đang cảm thấy gì.
Những thí nghiệm sơ khai cho thấy động vật có thể đồng cảm đều thất bại bởi hạn chế này. Năm 1959, Russell Church, nhà nghiên cứu thần kinh học, đã cho thấy những con chuột phải ấn một đòn bẩy mới có thức ăn, chúng sẽ dừng lại khi con chuột khác bị giật điện ở chuồng bên cạnh. Ông cho rằng đó là dấu hiệu của lo lắng, và cũng có thể là đồng cảm.
Năm 1962, George Rice và Priscilla Gainer đã tiến một bước xa hơn, cho rằng loài chuột thường sẽ cố cứu những con khác đang gặp nguy. Ở thí nghiệm của họ, chuột được đặt trong những lồng trong suốt cạnh nhau. Một con chuột sẽ bị buộc dây và treo trên cao, khiến cho nó phải kêu khóc. Những con chuột trong lồng sẽ ấn nút để hạ nó xuống thấp hơn. Những con chuột có thể ấn nút để “thả” đồng loại của mình, những sẽ chẳng mảy may nếu một miếng xốp bị treo lên.
Rice và Gainer đã kết luận rằng “hành vì đó có thể tương đồng với lòng vị tha”.
Nhưng các nhà tâm lí học cùng thời khác chẳng hề bị thuyết phục bởi điều này. Họ dễ dàng tìm ra những lời giải thích khác cho hành vi của lũ chuột.
Một nghiên cứu đã cho thấy những con chuột của Rice và Gainer đơn giản chỉ phản ứng với những tiếng ồn do con chuột khác gào thét. Họ cho thấy lũ chuột sẽ ấn nút để giải thoát bất cứ thứ gì tạo ra tiếng ốn - chứ không chỉ đồng loại. Đó chẳng phải sự đồng cảm, mà chỉ muốn đồng loại của chúng im miệng mà thôi.
Không nản lòng, các nhà khoa học vẫn tiếp tục tìm kiếm. Năm 1964, một nhà khoa học thấy rằng “khỉ nâu sẽ thà bị đói chứ không lấy thức ăn để rồi các con khác bị điện giật."
Tuy nhiên, hầu hết các nhà tâm lí học đều không tin rằng động vật có sự đồng cảm. Hầu hết cho rằng động vật không có các trạng thái tinh thần có thể quan sát được, đơn giản chỉ là hành động. Những hành vi đó đều đến từ thưởng, phạt, cạnh tranh – chứ không phải cảm xúc. Ngay cả khi có những hành vi giống như đồng cảm, các nhà khoa học đều cho rằng nó đến từ các phản ứng được kích thích.
Và rất lâu sau, những kẻ hoài nghi đã chiếm thế thượng phong. Các nhà khoa học chẳng thể chứng minh động vật có thể đồng cảm. Chỉ tới khi Jeffrey Mogil, nhà di truyền học tại Đại học McGill nhận thấy lũ chuột của mình có những hành vi khác lạ vào đầu những năm 2000.
Cho dù ông hành hạ chuột để kiếm sống, Mogil nói rằng đó không phải do mình vô cảm. Ông nghiên cứu về việc vì sao hai người có thể trải nghiệm cơn đau theo những cách khác nhau, với hy vọng phát triển những dược phẩm điều trị tốt hơn.
Hàng thập kỉ, Mogil và nhóm của ông đã tiến hành những thí nghiệm về ngưỡng đau đớn trên chuột để nhìn xem di truyền đóng vai trò gì trong khả năng chịu đau.
Đầu những năm 2000, Mogil đã tiến hành phân tích dữ liệu từ hàng ngàn lượt thử nhúng đuôi chuột vào nước nóng, và họ đã phát hiện ra một điều thú vị. Thứ tự những con chuột thử nghiệm trong mỗi lần dường như ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng chịu đau. Con đầu tiên bị nhúng đuôi vào nước sẽ cho thấy sự khó chịu ít nhất. Và dần dần các con sau sẽ tăng lên.
Mogil cho rằng, dường như con chuột đầu tiên đã nói với những bạn lồng rằng, “đau lắm đấy.” Và khi nghe vậy, đám chuột kia sẽ càng lo sợ.
Thí nghiệm của Mogil chính là minh chứng đầu tiên cho việc động vật chứ không chỉ linh trưởng có thể trải nghiệm “lây lan cảm xúc”. Là hình thái cơ bản nhất của sự đồng cảm. Khi bạn thấy một cánh tay bị gãy, bạn nhăn mặt. Khi một con chuột gặp đau đớn, những con khác cũng cảm thấy điều đó.
Mogil đã làm những thí nghiệm tiếp theo để củng cố linh cảm của mình. Và sau khi nhúng đuôi con chuột đầu tiên, thay vì thả vào lồng cũ, ông đã thả nó vào một cái khác. Và nó đã xảy ra, ông nói, “hiệu ứng đó đã biến mất hoàn toàn.” Một thí nghiệm khác cũng cho thấy những con chuột sẽ cảm thấy đau đớn hơn nếu xung quanh chúng là những con chuột trong hoàn cảnh tương tự. Đặc biệt là những con có mỗi quan hệ từ trước (như cùng lồng chẳng hạn).
Đó mới chỉ là khởi đầu. Mogil sau đó còn cho thấy những con chuột còn có khả năng an ủi – một dấu hiệu khác của sự mủi lòng. Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã nhốt một con chuột và tiêm dấm vào nó, một trải nghiệm rất đau đơn. Các con chuột khác được chọn “đến thăm” con bị nhốt hoặc lờ nó đi. Những con đã quen thuộc với nhau, sẽ chọn đến thăm người bạn bị nhốt của mình.
“Lý do duy nhất khiến chúng làm vậy chỉ có thể là chúng đang cố gắng cứu đồng loại.”
Nghiên cứu của Mogil đã truyền cảm hứng cho Mason và đồng nghiệp. Mason đã nghiên cứu sâu hơn về một hình thức của sự đồng cảm nơi mà động vật tham gia vào các hành động có lợi cho nhóm chứ không phải một cá nhân. Cấp độ cao nhất của sự đồng cảm được gọi là sự đồng cảm về nhận thức. Đây là khả năng suy nghĩ thông qua cảm xúc và cân nhắc lựa chọn.
Nhưng các nhà khoa học đã có những bước nghiên cứu sâu hơn nữa, tận cùng của sử đồng cảm, để hiểu được vì sao khả năng này có thể tiến hóa trên động vật.
Larry Young, một nhà thần kinh học tại Đại học Emory, cùng đồng nghiệp gần đây đã công bố một báo cáo trên Science đã cho thấy những thể hiện nhỏ lẻ của sự đồng cảm biểu hiện trên động vật gặm nhấm, thực sự, rất giống chúng ta.
Young đã nghiên cứu trên loài chuột đồng cỏ, một trong rất ít thú có vú chỉ có duy nhất một bạn đời. Young thấy rằng hành vi của lũ chuột này rất giống với vợ chồng con người. Khi một con sợ hãi, bạn đời của nó sẽ tới gần và vỗ về bằng cách liếm láp. Chúng sẽ không làm điều này với con lạ. Kích thích tố căng thẳng của chúng cùng cùng lên xuống với nhau khi một con bị giật điện còn con khác thì không.
Quan trọng hơn, Young và nhóm của mình đã khám phá rằng những liên kến trên phát sinh bởi oxyticin, một hợp chất thần kinh có ở trên mọi thú có vú vốn được cho là giúp phát sinh những giao tiếp tình cảm giữa con người với nhau.
Khi thụ thể oxytocin trên những con chuột bị cô lập, chúng lập tức dừng quan tâm tới những con khác.
“Giờ ta có thể đi tới kết luận mình chẳng hề đặc biệt như ta vẫn nghĩ.” Young nói.
Kết luận sai lầm rút ra từ những nghiên cứu trên là đám gặm nhấm kia giống con người. Nhưng kết luận đúng chính là chúng ta giống động vật.
Frans de Waal là một trong những nhà nghiên cứu hành vi của linh trưởng hàng đầu thế giới. Từ những năm 1970, ông đã thực hiện hàng ngàn quan sát trên những cộng đồng linh trưởng. Ông chỉ ra rằng nhiều loài linh trưởng sẽ an ủi nhau sau khi chiến đấu. Ông đã thấy chúng ôm và hôn nhau.
De Waal cho rằng đó là sai lầm khi các nhà khoa học bỏ qua việc quan sát sự đồng cảm trên động vật. Sau cùng, nó phải xuất phát từ một quan điểm tiến hóa. Nếu sự đồng cảm của con người là quá mạnh mẽ và rõ ràng, nó phải được tiến hóa từ một hình thức nguyên thủy hơn.
“Thật khó để tưởng tượng rằng sự thương cảm – một đặc điểm quá cơ bản với loài người – chỉ xuất hiện khi dòng dõi của chúng ta tách ra khỏi lũ khỉ,” de Waal nói. “Nó phải có từ xa xưa hơn thế.”
Nếu sự đồng cảm của con người và động vật đêu như nhau, điều đó có nghĩa những gì ta học được từ não bộ của động vật cũng có thể được áp dụng để chữa trị cho chính chúng ta.
Young hy vọng những nghiên cứu trên lũ chuột đồng sẽ đem lại những bản mẫu động vật cho thuốc tâm thần. Với một bản mẫu động vật tốt, trên lý thuyết, ông có thể thử nghiệm xem loại thuốc nào đó có thể khiến cho lũ chuột an ủi nhau nhiều hay ít hơn. Ông cũng có thể thử nghiệm xem nếu có những gen nhất định chịu trách nhiệm cho hành vi đồng cảm, mà nhắm vào chúng để thử can thiệp.
“Chúng ta đều biết có rất nhiều rối loạn tâm thần nơi khả năng thấu cảm là một sự thiếu sót,” Burkett nói, “nhưng ta vẫn chưa có phương thuốc cho sự thiếu sót đó.”
Phải chẳng lũ chuột đồng có thể mở ra cánh cửa đó.
Ta vẫn chưa thể biết được có bao nhiêu loài thực sự có thể đồng cảm. Nhưng những nghiên cứu trên đã gợi ý một cơ sở cơ bản, ít nhất là trên động vật có vú.
Khả năng này có thể dựa vào tùy theo cách cộng đồng động vật được xây dựng. Tinh tinh và linh trưởng được cho là có khả năng xúc cảm giống với con người nhất. Chó đã tiến hóa để sống theo bầy và rất phù hợp với nhu cầu tình cảm của chúng ta. Mèo, tiến hóa để trở thành thợ săn đơn độc, chúng chẳng mấy quan tâm đến những thứ xung quanh.
Rất nhiều các nhà nghiên cứu cho rằng những người đánh giá thấp khả năng đồng cảm của động vật càng khiến cho nó trở nên phức tạp hơn vốn có. Với quan điểm của Silberberg, sự đồng cảm cần đến từ những hành vi chủ quan có nhận thức mà bản thân nó phải trả giá để cứu giúp những con khác.
Nhưng nó tạo ra điều gì khác biệt khi liệu những con tinh tinh có biết được vì sao chúng lại giúp đỡ đồng loại? Liệu có đủ để cho chúng thực hiện những hành vi đó, giống như chúng ta?
“Thử tưởng tượng bạn có con trẻ, và bạn đang khóc, con bạn tới gần và chạm vào bạn,” de Waal nói. “Bạn sẽ chẳng hề, tại thời điểm đó, nghĩ rằng ‘Liệu đây là sự vị tha hay ích kỉ của nó khi làm việc này?’ Đó là một sự phân biệt ngớ ngấn. Bởi con của bạn đang phản hồi với xúc cảm của bạn.”
Tất cả những điều trên đều thực sự quan trọng.
Theo VOX.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng