Loài vật nghi tuyệt chủng hơn 100 năm bỗng "hồi sinh" ngoạn mục khiến các nhà khoa học vui mừng khôn xiết
Sự biến mất của loài vật này khiến các nhà khoa học từng vô cùng tiếc nuối.
- Sự thật về ứng dụng dự báo thời tiết trên điện thoại: Biết trước nắng mưa thật hay chỉ là "đoán mò"?
- Tàu NASA tìm ra nơi sự sống có thể ẩn nấp ở hành tinh khác
- Biosphere 2: Hệ sinh thái khép kín lớn nhất thế giới, có đại dương mô phỏng và môi trường sống thám hiểm không gian!
- Thư viện Sakya, nơi lưu giữ cuốn kinh nặng nhất thế giới
- Bí ẩn về bản đồ Piri Reis: Làm sao con người có thể biết tới sự hiện diện của Nam Cực từ năm 1513?
Vào năm 1918, hòn đảo Lord Howe, nằm giữa Australia và New Zealand bất ngờ xảy ra "biến cố" sau vụ đắm tàu Makambo. Đó là việc những con chuột đen sổng ra từ con tàu này bắt đầu tràn lên quấy phá hòn đảo. Lũ chuột sinh sôi một cách mất kiểm soát và quét sạch nhiều loài vật bản địa, trong đó có cả loài bọ que Lord Howe.
Sự biến mất của bọ que Lord Howe đã khiến các nhà khoa học vô cùng tiếc nuối bởi chúng được coi là một trong những loài côn trùng kỳ lạ nhất thế giới.
Bọ que Lord Howe là loài vậy thế nào? Vì sao chúng lại được quan tâm như vậy?
Bọ que Lord Howe (tên khoa học là Dryococelus australis) còn được mệnh danh là "tôm hùm cây", là một loài côn trùng sống trên hòn đảo Lord Howe.
Theo trang The Conversation, bọ que Lord Howe thuộc về một nhóm động vật không xương sống cổ, với biệt danh "côn trùng kỷ Jura". Chúng không biết bay, có chiều dài khoảng 15 cm, nặng khoảng 25 gram. Con đực nhỏ hơn con cái và chân sau của chúng cong, nhiều gai và cơ bắp hơn. Con đực thường thể hiện tình cảm với con cái bằng cách dùng ba chân cuốn lấy con cái để bảo vệ mỗi khi đi ngủ.
Chúng thường ăn thực vật vào ban đêm và ẩn thân vào ban ngày ở những cái tổ được hình thành bởi các mảnh vụn thực vật hoặc gốc cây bụi. Trong tổ, chúng rúc vào nhau để bảo vệ bản thân khỏi những kẻ săn mồi. Đôi khi chúng có thể xuất hiện hàng chục con cùng một chỗ như thể đang chui rúc cùng nhau.
Những con cái đẻ trứng trong khi treo trên nhánh cây. Trứng nở 9 tháng sau đó. Bọ que con có xanh lá cây sáng và hoạt động vào ban ngày, nhưng khi trưởng thành, chúng chuyển sang màu đen và hoạt động vào ban đêm.
Vào năm 2001, các nhà khoa học đã tìm thấy một quần thể nhỏ khoảng 20 con côn trùng nhỏ khá giống với bọ que Lord Howe trên đảo Ball’s Pyramid, khoảng 23 km ngoài khơi bờ biển đảo Lord Howe. Ban đầu, các nhà khoa học đã tưởng lầm rằng đó là một loài bọ que có vẻ ngoài tương tự.
Ball’s Pyramid là một đảo đá nút, một khối đá tàn dư của núi lửa hình khiên và miệng núi lửa. Hòn đảo này cao 562 mét trong khi chỉ dài 1.100 mét và rộng 300 mét khiến nó trở thành khối đá tàn dư núi lửa cao nhất thế giới. Hòn đảo này có địa hình dốc, xói mòn, điều kiện sinh sống vô cùng khắc nghiệt và thiếu thức ăn nhưng những con bọ que kia vẫn tiếp tục sống ở nơi này.
Bằng cách nào chúng lên được tới đỉnh của hòn đảo vẫn còn là một bí ẩn, các nhà khoa học đã bắt về bốn con để gây giống. Họ đã so sánh DNA của chúng với chiết xuất từ các mẫu vật trong bảo tàng lưu giữ. Kết quả đã xác nhận những con bọ que được tìm thấy trên Ball’s Pyramid chính là loài bọ que Lord Howe. Như vậy, những con bọ que Lord Howe đã "hồi sinh" một cách ngoạn mục và chúng đã khiến các nhà khoa học vô cùng vui mừng.
Hai con bọ que Lord Howe trên đảo Ball’s Pyramid được đặt tên là "Adam và "Eve" rồi được gửi tới để gây giống tại Vườn thú Melbourne. Năm 2003, một nhóm nghiên cứu từ Cục Động vật hoang dã và Vườn quốc gia New South Wales đã trở lại Ball's Pyramid và thu thập thêm hai cặp sinh sản, một cặp chuyển cho người gây giống tư nhân ở Sydney và cặp còn lại chuyển cho sở thú Melbourne.
Sau những khó khăn ban đầu, họ đã lai tạo thành công trong điều kiện nuôi nhốt tại Melbourne. Mục tiêu cuối cùng là để tạo ra số lượng lớn bọ que Lord Howe để đem thả trở lại đảo Lord Howe sau khi dự án tiêu diệt các con chuột xâm lấn thành công.
Đến năm 2006, số lượng cá thể nuôi nhốt là khoảng 50 con và hàng ngàn trứng chờ để nở. Năm 2008, số lượng đã tăng lên đến 11.376 quả trứng và 700 con. Hầu hết chúng được nuôi tại bảo tàng Victoria và ở vườn thú San Diego và Bristol. Sau đó, 20 con bọ que đã được trả lại một môi trường sống đặc biệt trên đảo Lord Howe.
Nhận định về sự "hồi sinh" này, nhà sinh vật học tiến hóa Alexander Mikheyev thuộc Học viện Công nghệ và Khoa học Công nghệ Okinawa, Nhật Bản, cho biết: "Côn trùng trên đảo Lord Howe đã trở thành biểu tượng của sự mỏng manh của hệ sinh thái trên đảo. Không giống như phần lớn các câu chuyện về sự tuyệt chủng, phát hiện này cho chúng ta một cơ hội thứ hai."
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng