Loạt ảnh cho thấy cách con người đối xử với những cánh rừng trên thế giới tệ bạc đến mức nào
Phá rừng, đốt rừng, đào đãi đất rại các cánh rừng để tìm kiếm khoáng sản đã và sẽ là những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng đến hệ sinh thái của Trái Đất.
Khai thác rừng một cách trái phép và không có quy hoạch đã và đang là nguyên nhân hàng đầu xóa sổ nhiều cánh rừng nguyên sinh và cũng là lá phổi xanh của cả hành tinh.
Không chỉ làm mất đi một nguồn cung cấp oxi quan trọng và điều hòa khí hậu, chống biến đổi khí hậu, việc chặt phá rừng còn gián tiếp đẩy nhiều loài sinh vật tới chỗ tuyệt chủng vì mất môi trường sinh sống, thậm chí đẩy nhiều loài sinh vật hoang dã chạy vào khu dân cư và đe dọa cuộc sống của con người.
Ngoài ra hành vi đốt rừng làm rẫy hoặc chặt cây để lấy đất cũng là hành vi nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường, gia tăng biến đổi khí hậu.
Theo Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF), mỗi năm thế giới mất khoảng 7,5 triệu ha rừng và phần lớn do bàn tay con người. Trong bộ ảnh dưới đây của trang Thisisinsider, chúng ta sẽ có cái nhìn cận cảnh hơn về hậu quả do chính con người gây ra.
Phần lớn rừng mưa nhiệt đới Amazon đã bị chặt hạ để phục vụ cho các dự án khai thác mỏ
Hoạt động khai thác mỏ sử dụng vòi phun nước áp lực cao để loại bỏ đá và trầm tích. Trong ảnh là hoạt động khai thác vàng ở Pará, Brazil gây ra hệ quả là phá rừng và hình thành các hồ nước đọng chứa nhiều chất độc hại.
Khai thác vàng ở Peru đã tàn phá các khu rừng
Ngoài việc phá hủy một phần rừng rậm Amazon, việc khai thác vàng còn biến nhiều vùng đất của Peru trở thành nơi nuôi dưỡng tệ nạn bóc lột sức lao động trẻ em và buôn bán tình dục trái phép. Hồi tháng 2/2019, chính phủ Peru đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và đưa quân đội vào cuộc để xử lý mọi hành vi khai thách vàng trái phép.
Tại Brazil, hoạt động khai thách gỗ cũng diễn ra rầm rộ và để lại hệ lụy vô cùng nguy hiểm.
Kênh SBS News tiết lộ, việc phá rừng trái phép tại Brazil góp phần làm tăng diện tích rừng bị phá lên tới 14% trong năm ngoái.
Đường cao tốc liên quốc gia nối giữa Peru và Brazil nối qua rừng mưa Amazon được kỳ vọng là động lực tăng trưởng kinh tế nhưng cũng mở ra cơ hội giao dịch và chặt phá rừng trái phép cho nhiều kẻ xấu.
Ở Iberia, một thị trấn của Peru nằm dọc theo đường cao tốc trên, nhiều người dân sống ở đây dựa chủ yếu vào việc khai thác mủ từ rừng. Theo cổng thông tin quản lý dự án rừng Amazon (Monitoring of the Andean Amazon Project-MAAP), tình trạng phá rừng ở Iberia đã tăng liên tục từ thấp đến trung bình trong giai điaọn 2012-2015.
Nông dân thường phá rừng trái phép trong khu bảo vệ của rừng Amazon để có diện tích trồng hoa màu và chăn thả gia súc.
Brazil là nước xuất khẩu thịt bò hàng đầu thế giới và là nước xuất khẩu đậu nành lớn thứ hai sau Mỹ. Đó cũng là lý do nhiều nông dân bất chấp mọi thứ để phá rừng và trồng cây công nghiệp.
Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, thậm chí đã bày tỏ kế hoạch cắt giảm thêm diện tích rừng mưa Amazon và điều này khiến các nhà khoa học và cộng đồng dân cư địa phương vô cùng lo ngại.
Bolsonaro có kế hoạch cắt giảm diện tích rừng mưa Amazon vì cho rằng Brazil có quá nhiều khu vực bảo vệ rừng và điều này đang cản trở sự phát triển của đất nước.
Không chỉ là rừng mưa Amazon phải hứng chịu nạn phá rừng. Nhiều khu rừng ở Châu Phi cũng đã bị xóa sổ chỉ vì bàn tay của con người. Quốc gia Xu-đăng đã mất khoảng 8,4% diện tích rừng kể từ năm 1990 – 2010.
Hoạt động giao dịch than và gỗ để làm nhiên liệu đốt là một phần nguyên hân dẫn tới nạn phá rừng tràn lan. Nhiều khu rừng tại Ấn Độ biến mất vô tình khiến nhiều loài động vật hoang dã mất nơi ở và đẩy chúng phải xâm nhập vào các khu dân cư để kiếm ăn.
Hồi năm 2017, những người bảo vệ rừng ở Ấn Độ đã phải đưa một con báo ra khỏi khu dân cư tại công viên động vật học ở TP. Guwahati, bang Assam.
Theo WWF, Borneo, Malaysia đã mất một nửa diện tích rừng với tốc độ 1,3 triệu ha rừng mỗi năm.
Hoạt động phá rừng tại Malaysia chủ yếu nhằm khai thác gỗ, đốt rừng và làm đồn điền dầu cọ. Tuy nhiên hoạt động xâm lấn quá đà của con người đã đẩy các loài như đười ươi, báo và voi đi vào khu dân cư để kiếm ăn.
Các khu rừng ở Indonesia chiếm 1/4 kích thước của rừng mưa Amazon nhưng nó đã mất một lượng đáng kể từ năm 2012 đến nay.
Ấn Độ mất khoảng 840 ngàn ha rừng vào năm 2012 so với 460 ngàn ha ở Brazil. Việc phá rừng để trồng dầu cọ, sản xuất bột giấy phần nào đã làm tăng lượng khí thải nhà kính và đe dọa sức khỏe của người dân.
Đốt rừng là một trong những cách hiệu quả để dọn sạch đất và trồng các đồn điền cây công nghiệp. Nhưng hoạt động đốt rừng cũng để lại những hệ lụy khủng khiếp như gây ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu.
Trong ảnh dưới đây là chất lượng không khí ở Queenstown, Singapore bị ảnh hưởng trầm trọng do những đám cháy rừng từ Indonesia bay sang.
Sự bất cẩn của con người cũng là một trong những yếu phá hủy các khu rừng, chẳng hạn như bãi rác ở sông Pisang Batu, Indonesia.
Theo một nghiên cứu vào năm 2015, gần một nửa trong số 3,2 triệu tấn chất thải nhựa hằng năm của Indonesia kết thúc ở đại dương.
Nhiều công viên quốc gia ở Mỹ phải đối mặt với các vấn đề sinh thái và phá hoại trong năm 2019 do chính phủ đóng cửa.
Trong thời gian chính phủ đóng cửa, công viên quốc gia Joshua Tree ở California đã bị hủy hoại nghiêm trọng do những kẻ quá khích phun sơn vào đá và vẽ tranh graffiti. Nhưng thiệt hại trêncó thể phải mất hàng thế kỷ để phục hồi lại như ban đầu.
Tham khảo Thisisinsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng