Logo "siêu dị" của Logitech đã hình thành như thế nào?
Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao Logo của hãng công nghệ máy tính Logitech lại có một con mắt vẽ nguệch ngoạc chưa?
Nói đến những hãng thiết bị ngoại vi cho máy tính lớn trên Thế Giới, không thể không nhắc tới ông lớn Logitech. Những dòng sản phẩm chính của Logitech hầu hết phục vụ cho máy tính cá nhân, như chuột máy tính, bàn phím, tai nghe, webcam tới thiết bị hỗ trợ chơi game là gamepad và các mẫu vô lăng cho dòng game đua xe. Và nói đến Logitech, người ta còn nhớ tới hình ảnh một logo "cực dị", hình một con mắt vẽ nguệch ngoạc cùng những nét vẽ không liên quan quanh nó.
Logo của Logitech như một biểu tượng trong giới công nghệ.
1. Sự hình thành của của một trong những logo "dị" nhất giới công nghệ.
Năm 1988, Timothy Wilkinson, một nhà thiết kế người Anh làm việc tại Thung lũng Silicon đã tiến hành thiết kế logo cho công ty sản xuất thiết bị ngoại vi lớn nhất Thế Giới. Công ty này đã sử dụng logo đó trong gần 30 năm. Dù nó nhìn rất "dị" nhưng đã rất thành công.
Khi Wilkinson thiết kế mẫu logo này, ông thậm chí còn không có một chiếc máy tính cá nhân, nhưng tầm nhìn xa của Logitech về những chiếc máy tính là một phần của con người, đã đủ thôi thúc ông bắt tay vào thực hiện tác phẩm của mình. Logo này có phiên bản ban đầu là một con mắt bị với nét vẽ nguệch ngoạc, một con trỏ chuột, và khối vuông màu xanh. Hồi tháng trước, Logitech đã thay đổi nó bằng logo mới chỉ với chữ "Logi", khai tử logo huyền thoại của mình mình sau gần 3 thập kỉ.
Những sản phẩm thành công của Logitech.
Nhưng câu chuyện về logo cũ của hãng và người thiết kế ra nó vẫn là một sức hút lớn. Đó là cái nhìn dài 30 năm về mối quan hệ giữa người dùng và công nghệ xoay quanh họ.
2. Ý nghĩa của "con mắt nguệch ngoạc".
Logitech không còn là kẻ có khả năng đón đầu tương lai công nghệ ở thời điểm hiện tại. Nhưng vào những năm 80 của thế kỉ trước, công ty này có một sức ảnh hưởng cực lớn với sự tương tác của con người với máy tính, họ tưởng tượng ra rằng các phần cứng máy tính sẽ cho phép người ta tương tác với màn hình máy tính bằng tay (chính là công nghệ màn hình cảm ứng hiện nay). Hai nhà sáng lập công ty này là Daniel Borel và Pierluigi Zappacosta gặp nhau những năm 1970 tại Stanford, cả 2 đều theo học ngành khoa học máy tính tại đây. Họ đặt tên cho công ty dựa vào từ "logicel" trong tiếng Pháp, có nghĩa là phầm mềm.
Giống nhiều nhà phát triển phần mềm khác, hai chàng trai muốn phát triển các ứng dụng phần mềm giúp người dùng tương tác với máy tính tốt hơn. Nhưng để làm được điều đó, họ cần những phương tiện nhập dữ liệu hơn cả bàn phím, chính là chuột máy tính. Cần phải cảm ơn các công ty như Logitech, chuột máy tính từ đó trở thành một thiết bị không thể thiếu để điều khiển máy tính. Nhưng thương vụ mua bán khổng lồ của Logitech, bán hàng trăm ngàn chuột máy tính và hợp tác với Apple sau đó, đã đặt nền móng cho một công ty công nghệ máy tính.
Cuối những năm 1980, Logitech tìm kiếm một logo cho riêng mình. Họ đã tìm tới Timothy Wilkinson tại Frog Design, Thung Lũng Silicon. Đây cũng chính là nhà thiết kế, người đã giúp Apple tạo nên ngôn ngữ thiết kế "Bạch Tuyết" cho các mẫu máy tính của mình.
Bạn có biết rằng thiết kế này do chính Frog Studio thực hiện?
Wilkinson nghe 2 nhà sáng lập trẻ tuổi nói về công việc kinh doanh và dự định của họ "Họ mô tả về tương lai của họ, khi đó Logitech sẽ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, trong mọi tương tác của chúng ta với máy tính, thật mê hoặc".
Sự mê hoặc trong tầm nhìn của 2 nhà sáng lập Logitech về một cuộc sống trong tương lai, khi mà máy tính là một phần của cuộc sống, cũng là một phần của mỗi chúng ta. Đó là những gì Wilkinson muốn thể hiện trong logo của Logitech. Ông ấy dùng tay phác thảo nó, vẽ trên một tấm bảng, mô tả nó như là một tác phẩm điêu khắc, một phần khuôn mặt, phong cách này lấy cảm hứng từ những bìa tạp chỉ thời kì đó.
Những nét vẽ nguệch ngoạc ban đầu của Logo hãng Logitech.
"Tôi đã cố gắng thể hiện cho cả thể xác và tinh thần của con người, tiềm năng về tinh thần và thể chất của chúng ta phía dưới vỏ bọc của công nghệ. Trong phiên bản logo đầu tiên này, con mắt và các biểu tượng khác đại diện cho mối quan hệ giữa con người và máy tính." Ông chia sẻ.
Hình ảnh đó vừa lãng mạn, vừa rất hiện đại. Nó còn minh họa cho sự lạc quan và phát triển nhanh chóng các công nghệ "siêu thực" nhưng năm 1980. Đội thiết kế Frog năm 1988 là đội thiết kế tiên phong, dẫn dắt ngôn ngữ thiết kế trên các mẫu máy tính thương mại đầu tiên, gặt hái được rất nhiều thành công. Một con mắt giúp thăm dò thế giới, một chỗ tựa và con trỏ chuột hướng lên, như thể hướng tới tương lai vậy.
Logitech quay lại tìm Wilkinson 8 năm sau đó để làm mới logo của họ, sự thay đổi đầu tiên về nhãn hiệu của Logitech. Logo này đã cho thấy văn hóa thiết kế tại thung lũng Silicon đã thay đổi như thế nào trong 8 năm. Nó có bố cục gọn gàng hơn, bo tròn nhiều hơn với những đường nét uốn lượn. Từ màu khối màu xanh be cứng cáp, con trỏ, logo nay còn lại những họa tiết mịn màng, màu sắc nhẹ nhàng hơn, tinh tế hơn nhiều so với logo cũ.
Logo được sử dụng từ năm 1996.
Từ tạo hình khuôn mặt người trong logo cũ, nay đã bị biến thành "một cái gì đó" trừu tượng hơn nhiều. Con mắt giờ giống như một điểm kết nối giữa máy tính và thế giới. "Nó chính xác là những gì tôi đã tin tưởng vào các sản phẩm của Logitech, không có thiết bị ngoại vi nào có thể so sánh được với các giác quan của con người" Wilkinson nói.
3. Lớn, Khác Biệt và Sự Lạc Quan
Logitech nằm trong số ít các công ti công nghệ không bị ảnh hưởng bởi sự đào thải mang tính chu kì của máy tính, và vẫn giữ được logo ban đầu của công ty. Vì sự tồn tại lâu dài của hình ảnh thương hiệu, mà logo của hãng có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, từ những sản phẩm mới ra mắt, cho tới các thiết bị cũ được mua cách đó cả chục năm. Dần dần nó đã trở nên quá quen thuộc với bất kì ai.
Logo mới nhất của hãng, bắt kịp ngon ngữ thiết kế thời đại.
Vậy lí do đâu mà hãng này lại bỏ đi chữ "tech" trong logo của mình? Logitech giải thích rằng không hề có gì thay đổi với cái tên "logi" bới nó cũng có ý nghĩa tương đương với phương châm của hãng khi bắt đầu thành lập. Ngoài ra, họ còn đưa ra quan điểm về việc chữ "tech" ở khắp mọi nơi. Công nghệ có trong bất cứ thứ gì bạn làm, trong cuộc sống từ hơi thở cho tới quần áo, vì thế họ không muốn dùng chữ "tech" đó nữa. Và chốt lại, công nghệ chỉ là "vật ngoài thân" của con người.
Ngôn ngữ thiết kế logo mới vẫn thể hiện được khả năng "tức thời" của Logitech. Xu hướng thiết kế phẳng cùng với phông nền đơn giản màu tối, các chi tiết được tối giản tới mức ... chẳng còn gì ngoài chữ "logi".
Thiết kế của Wilkinson mang nhiều phong cách cá nhân, và tượng trưng cho triết lý kinh doanh của hãng. Logo mới lại khiến người dùng nhìn ra được sự khác biệt và tham vọng trong tương lai của Logitech. Dù có sử dụng logo nào, những sản phẩm của Logitech vẫn là luôn một biểu tượng trong lòng người tiêu dùng.
Tham khảo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng