Lối đi nào cho Subaru tại thị trường Việt Nam khi nhà máy láp ráp ở Thái Lan sắp đóng cửa
Tình thế của Subaru ở thời điểm hiện tại có thể nói là đã "khó càng thêm khó".
- Tạm biệt Scrambler 1100: Mẫu xe Scrambler mạnh mẽ nhất của nhà Ducati sắp bị khai tử
- Sau Mỹ và châu Âu, thêm một quốc gia chuẩn bị áp thuế đối với xe điện Trung Quốc, là thị trường nhập khẩu ô tô tăng hơn 5 lần trong năm 2023
- Lộ diện hình ảnh thực tế của mẫu SUV đầu tiên của Xiaomi
- Hình ảnh cận cảnh đoàn 'siêu xe' đặc chủng phục vụ Tổng thống Nga Putin di chuyển trên đường phố Hà Nội
Mới đây, theo nội dung gửi đến báo chí, Subaru Việt Nam cũng đã xác nhận thông tin về việc nhà máy lắp ráp xe Subaru tại Thái Lan sẽ chính thức dừng hoạt động vào cuối năm nay. Bên cạnh đó, hãng cũng khẳng định việc từ năm 2025, các thị trường đang phân phối sản phẩm xe được lắp ráp tại nhà máy ở Thái Lan (gồm Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Campuchia) sẽ chuyển sang mô hình kinh doanh xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản (hay còn gọi là xe "CBU" từ Nhật Bản).
Thông tin này đã khiến các Subie (cộng đồng yêu thích và dùng xe Subaru) cũng như người yêu xe Việt Nam không khỏi quan tâm lo lắng. Đơn giản vì việc thay đổi nguồn gốc nhập khẩu sẽ có tác động rất lớn đến giá bán của các dòng xe Subaru cũng như chính sách hậu mãi, sửa chữa bảo hành hoặc thay thế linh kiện cũng chịu ảnh hưởng.
Như chúng ta đã biết thì trước năm 2019, các mẫu xe Subaru được phân phối tại thị trường Việt Nam đều được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, dẫn đến giá bán của những chiếc xe này đều ở mức "không tưởng". Đơn cử như mẫu SUV cỡ C Forester - chiếc xe được xem là chủ lực của Subaru tại Việt Nam - có giá niêm yết tới gần 1,5 tỷ đồng, đắt hơn các đối thủ tại thời điểm đó đến gần 600 triệu.
Cho đến thời điểm hiện tại, ngoài trừ các mẫu như Outback, BRZ và sedan WRX được nhập khẩu từ Nhật Bản, mẫu Forester nhập Thái đã có mức giá dễ chịu hơn chỉ từ 900 triệu cho bản thấp nhất. Tuy vẫn giữ danh hiệu cao nhất phân khúc nhưng điều này đã dẫn đến việc doanh số bán hàng của Subaru từ năm 2019 trở lại đây đã được cải thiện đáng kể. Mặc dù không thể so sánh với các top đầu thị trường cũng như chính sách hãng không công bố doanh số thực tế, tuy nhiên nhìn vào số lượng xe Forester chạy trên đường cũng có thể thấy người dùng đã dần đón nhận thương hiệu này.
Vì lý do trên, việc phân phối Subaru Forester nhập từ Nhật Bản dễ dẫn đến tình trạng tăng giá trở lại, khiến cho nhiều người mong muốn sở hữu mẫu xe này sẽ gặp tình trạng khó khăn. Về phía nhà phân phối cũng như các đại lý uỷ quyền của Subaru đều khẳng định việc này không ảnh hưởng đến nguồn cung và sẽ vẫn tiếp tục kinh doanh xe Forester được lắp ráp, nhập khẩu từ Thái Lan cho đến khi mẫu xe Forester hoàn toàn mới nhập từ Nhật Bản chính thức được ra mắt. Tuy nhiên điều này cũng sẽ chỉ tồn tại đến năm 2025 và bài toán đặt ra sẽ là sau đó Subaru Việt Nam sẽ có những bước đi như thế nào?
Trong khi đó mới đây, Subaru Motors Thăng Long cũng đã chính thức được khai trương với diện tích lên đến 3.500 m2, qua đó trở thành showroom Subaru lớn nhất tại thủ đô. Tại đây không chỉ là phòng trưng bày các mẫu xe mới hiện đại, mà còn có cả xưởng dịch vụ quy mô lớn với đầy đủ trang thiết bị tiên tiến nhất của hãng, thực hiện tất cả các loại hình dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa, đồng sơn. Điều này đã trực tiếp khẳng định về chiếc lược kinh doanh mở rộng mang tính lâu dài bền vững của hãng tại Hà Nội nói riêng cũng như trên Việt Nam nói chung.
Trong sự kiện khai trương, đại diện Subaru cũng nêu bật những ưu điểm của việc chuyển đổi hình thức kinh doanh này đó là thị trường trong nước sẽ có cơ hội đón những mẫu mới về trong khoảng thời gian chỉ từ 3-4 tháng sau khi xe ra mắt tại Nhật. Cùng với đó, đơn vị nhập khẩu Subaru hiện tại (là công ty TNHH Hình Tượng Ô Tô Việt Nam - MIV) cũng có thể mang về nước nhiều sản phẩm đa dạng và phù hợp hơn.
Đơn cử trong đó có thể sẽ là Subaru XV (hay còn có tên khác là Crosstrek tại thị trường Mỹ) một mẫu Crossover cỡ B với kiểu dáng thể thao năng động và vẫn giữ vững những giá trị cốt lõi như động cơ Boxer, hệ truyền động Symmetrical AWD cùng công nghệ an toàn EyeSight tiên tiến. Đây được đánh giá là một mẫu xe hấp dẫn ở thời điểm hiện tại khi vừa đủ nhỏ gọn để đi phố mà vẫn có thể phục vụ các cung đường địa hình nhẹ nhàng, đáp ứng đúng nhu cầu của nhiều người dùng Việt.
Hoặc mẫu SUV 7 chỗ Ascent cũng có thể là một lựa chọn sáng giá để cạnh tranh với những Misubishi Pajero Sport, Ford Everest hay Toyota Fortuner...Hay như bản thân mẫu Forester thế hệ mới, với những thay đổi mạnh mẽ về ngoại hình theo hướng cứng cáp, nam tính và cơ bắp hơn cũng sẽ dễ được lòng người dùng Việt Nam.
Tuy nhiên, bài toán về giá khi chúng được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản vẫn là một thách thức lớn với không chỉ Subaru mà ngay cả người dùng khi tiếp cận một mẫu xe dù mang nhiều giá trị hấp dẫn nhưng có thể chênh lệch lên đến cả 600 triệu đồng so với cùng phân khúc.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng