Lôi kéo nhân tài từ các startup AI, có thể trả lương kỹ sư 10 triệu USD, Microsoft khiến Google 'khóc thét', sắp châm ngòi 1 cuộc chiến khổng lồ
Sự “hiếu động” trong làn sóng cường điệu AI, sẽ giúp Microsoft tiếp tục khẳng định vị thế.
- Phó chủ tịch cấp cao Marketing toàn cầu của Apple "bóng gió" về sự xuất hiện của AI tại WWDC24
- Người bóng bay, mèo đuôi lươn, lợn có cánh, … Ngỡ ngàng với khả năng bẻ cong thực tại của AI Sora dưới trí tưởng tượng của nghệ sĩ
- 7 tính năng AI hiện đang "ẩn mình" trong iPhone mà có thể bạn không biết
- Vì sao CEO Nvidia đưa ra tuyên bố 'chấn động', khẳng định game được phát triển 100% bởi AI sẽ có trong 5-10 năm nữa?
- Buồn cho nghề kỹ sư câu lệnh AI: Những tưởng sắp thành "vua nghề" mới, đã đối diện nỗi lo bị AI thay thế
“Biến thể của Nadella” - thuật ngữ nghe có vẻ nguy hiểm xong thực chất chỉ dùng để mô tả nước cờ mới nhất mà Satya Nadella, giám đốc điều hành Microsoft, dự tính. Các công ty công nghệ trước đây thường cố gắng chiêu mộ người tài thông qua các thương vụ mua lại: thâu tóm một công ty khởi nghiệp cốt để kéo nhân sự về phía mình nhưng cách mới của ông Nadella là thuê người và bỏ lại công ty.
Tuần này, Microsoft thông báo đã tuyển dụng hai trong số ba nhà sáng lập của Inflection - một trong những công ty khởi nghiệp AI nổi tiếng nhất ở Mỹ. Mustafa Suleyman và Karén Simonyan hiện sẽ giám sát Microsoft AI - bộ phận chịu trách nhiệm với các dịch vụ AI hướng tới người tiêu dùng, bao gồm chatbot Copilot, công cụ tìm kiếm Bing và trình duyệt Edge.
Đợt tuyển dụng mới nhất của Microsoft, sau khoản đầu tư 13 tỷ USD vào OpenAI và mối quan hệ hợp tác gần đây hơn với Mistral của Pháp, nêu bật ý định của công ty trong việc liên minh với các công ty khởi nghiệp AI đầy tham vọng để thống lĩnh thị trường. Microsoft cũng rất ủng hộ Inflection.
Sự “hiếu động” của công ty trong làn sóng cường điệu AI, đã giúp Microsoft trở thành công ty đại chúng giá trị nhất thế giới với vốn hoá 3,1 nghìn tỷ USD. Đối thủ truyền kiếp Google một lần nữa phải ‘khóc thét’ trước cuộc chiến tranh giành nhân tài.
Hiện tại, ngay cả những kỹ sư tương đối trẻ tại các công ty nghiên cứu hàng đầu như OpenAI, DeepMind và Anthropic, đã có thể yêu cầu mức lương bảy con số. Nhiều kỹ sư cao cấp hơn có thể kiếm tới 10 triệu USD.
Jordan Jacobs, đối tác quản lý của Radical Ventures - công ty đã đầu tư vào khoảng 50 công ty khởi nghiệp AI trên toàn cầu, cho biết: “Không nghi ngờ gì nữa, rằng chúng ta đang chứng kiến một cuộc chiến nhân tài khổng lồ. Trên đỉnh kim tự tháp là những người có thể xây dựng các mô hình nền tảng. Rất ít người có thể làm được điều đó và các tổ chức sẵn sàng chi tiền để kéo họ về”.
Như vậy, nền kinh tế AI mới nổi có thể sẽ bị thống trị bởi những gã khổng lồ công nghệ Mỹ với nguồn tiền, vốn nhân lực và cơ sở hạ tầng điện toán đám mây khổng lồ đủ để xây dựng các mô hình như GPT-4 của OpenAI và Gemini của Google.
Cùng nói qua một chút về Mustafa Suleyman - nhân sự nổi bật nhưng gây nhiều tranh cãi của Microsoft. Có tiếng nói trong cuộc cách mạng AI, đây là một trong ba nhà sáng lập DeepMind, công ty nghiên cứu AI tiên phong có trụ sở tại London được Google mua lại vào năm 2014. Trước cơ hội gia nhập Microsoft, người đàn ông này vô cùng vui mừng.
“Tôi nghĩ đây sẽ là một sự hợp tác tuyệt vời”, ông nói.
Tuy nhiên, Suleyman lại có một quá khứ đầy sóng gió. Ông rời DeepMind vào năm 2019 sau cuộc điều tra độc lập liên quan đến các cáo buộc bắt nạt và quấy rối. Suleyman công khai xin lỗi về hành vi của mình và thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn bản thân rất hối hận.
Với tư cách là nhà khoa học chính tại DeepMind, Mustafa Suleyman đi tiên phong trong mô hình AlphaZero, đồng thời có công xây dựng nhóm các nhà nghiên cứu ấn tượng tại Inflection. Hầu hết đều có khả năng theo Simonyan đến Microsoft.
Theo Kevin Scott, giám đốc công nghệ của Microsoft, nhân sự Inflection gia nhập Microsoft khá nhanh nhạy trong việc tạo ra các mô hình AI hàng đầu và biết cách điều chỉnh chúng sao cho phù hợp với các bối cảnh khác nhau.
Vào tháng 6, Inflection huy động được 1,3 tỷ USD từ một số nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, bao gồm Microsoft, Nvidia, Bill Gates và Reid Hoffman - người đồng sáng lập thứ ba của Inflection nhưng được biết đến nhiều hơn với tư cách đồng sáng lập của LinkedIn kiêm thành viên HĐQT Microsoft.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là chatbot của Inflection không thu hút được nhiều sự chú ý. Nhân viên nội bộ cũng tìm cách bán công nghệ của mình cho khách hàng doanh nghiệp. Theo đánh giá của nhà phân tích công nghệ độc lập Ben Thompson, về cơ bản Inflection là một “công ty thất bại”.
Theo Inflection, công ty và các nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi từ thỏa thuận mới với Microsoft. Các cổ đông sẽ được bồi thường và nhận lại nhiều hơn số vốn đầu tư ban đầu.
Sự xuất hiện của mạng lưới kết nối giữa các công ty và startup thu hút sự giám sát chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý. Vào tháng 1, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đã mở cuộc điều tra 5 công ty công nghệ hoạt động trong lĩnh vực này. Chủ tịch FTC Lina Khan viết: “Nghiên cứu của chúng tôi sẽ làm sáng tỏ liệu các khoản đầu tư và quan hệ đối tác trên có nguy cơ bóp méo sự đổi mới và làm suy yếu cạnh tranh công bằng hay không”.
Amba Kak, giám đốc điều hành của AI Now Institute kiêm cựu cố vấn của FTC, cho biết thật đáng mừng khi phía cơ quan quản lý đã có động thái kịp thời. “Vấn đề không phải là ai có mô hình tốt nhất mà là ai có cơ sở hạ tầng và nền tảng tốt nhất để tiếp cận người tiêu dùng. Inflection và Mistral là những con hà trên thân tàu Big Tech”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn làm việc cho những tập đoàn công nghệ giàu có như Amazon, Apple, Google, Meta và Microsoft. Công ty nghiên cứu Zeki, nơi theo dõi 140.000 nhà khoa học và kỹ sư AI hàng đầu tại 20.000 doanh nghiệp tại hơn 90 quốc gia, nhận thấy mong muốn làm việc bên ngoài nước Mỹ ngày càng tăng.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, một số quốc gia Bắc Âu và Hàn Quốc nổi lên như những “nhà nhập khẩu” giới khoa học AI. Một số công ty công nghiệp hàng đầu quốc gia, bao gồm Siemens ở Đức, Samsung ở Hàn Quốc và ASML ở Hà Lan cũng đã chiêu mộ được số lượng lớn các kỹ sư AI nổi tiếng.
“Tôi nghĩ đây chỉ là thời điểm cạnh tranh khốc liệt để làm việc trong lĩnh vực công nghệ”, Mustafa Suleyman nhận định.
Theo: FT
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng