Đây là một bước đột phá mới trong khoa học kỹ thuật nông nghiệp!
Từ thời điểm dâu tây hoặc đậu xanh được thu hoạch, chúng sẽ giữ được độ tươi tối đa ba tuần trước khi bắt đầu phân hủy. Phải mất một hoặc hai tuần để chúng được vận chuyển tới các cửa hàng tạp hóa và sau đó khi được bảo quản trong tủ lạnh nhà bạn, bạn chỉ còn một vài ngày để ăn chúng.
Một startup tại Santa Barbara có tên gọi là Apeel Science cho biết họ đã phát minh ra một lớp phủ ăn được có thể kéo dài thời gian tươi mới của 1 loại trái cây hay thực vật lên tới gấp 5 lần bình thường. Điều đó có nghĩa là, nếu bạn phun một lớp này lên một quả dâu tây chín, nó có thể giữ được độ tươi đến hàng tuần sau đó.
Được làm bằng vỏ thực vật còn sót lại và thân cây, chất phủ đóng vai trò như rào cản làm chậm quá trình phân rã. Bạn có thể dùng nó với thực phẩm bất cứ lúc nào trong suốt vòng đời của nó - Apeel thậm chí có thể làm cho mỗi trái trong cùng một buồng chuối chín vào các ngày khác nhau.
Sáu trang trại ở miền Nam California, Kenya, và Nigeria đang sử dụng sản phẩm của Apeel, Giám đốc điều hành James Rogers cho biết.
Cục Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ đã thông qua các sản phẩm đầu tiên của Apeel, đó là Edipeel và Invisipeel. Chúng được công nhận là an toàn, và hoàn toàn có thể ăn được và đưa vào bày bán.
Dưới đây là cách mà chúng được đưa vào sử dụng.
Các sản phẩm của Apeel, có tên là Edipeel và Invisipeel, là những lớp phủ trong suốt mà bạn xịt hoặc nhúng thực phẩm vào.
Thạc sỹ Katlin Svik, Giám đốc nghiên cứu thị trường của Apeel Science
Edipeel giữ nước cho thực phẩm và không để oxy xâm nhập vào trong. Trong khi đó, Invisipeel là để bảo vệ sản phẩm khỏi côn trùng ( cả 2 đều là quá trình làm phân rã thực phẩm). Để có được kết quả tốt nhất, bạn cần phải dùng cả Edipeel lẫn Invispeel.
Sau khi lớp phủ đã khô, nó hoạt động như một tấm khiên bảo vệ khỏi khí tự nhiên (như oxy và ethylene) thường gây ra sự phân rã. Với lớp phủ này, thực phẩm có thể kéo dài độ tươi ngon gấp 5 lần so với thực phẩm bình thường, Rogers cho biết.
Apeel đang thử nghiệm Invisipeel và Edipeel trên tất cả các loại trái cây và rau quả. Dưới đây là một so sánh với dâu tây chín – công ty đã xử lý trái cây ở hàng dưới cùng với Edipeel:
Dưới đây là quá trình chuối chín phân rã trong 10 ngày. Các cặp bên phải được phủ Edipeel:
Các cây đỗ xanh không phủ Edipeel bên trái teo lại chỉ sau một vài ngày.
Thực phẩm được sử dụng sản phẩm của Apeel có thể kéo dài tuổi thọ thêm 2-5 ngày mà không cần làm lạnh trước khi nó bắt đầu phân rã, Rogers nói. Startup này – lần đầu xuất hiện trên tờ New York Times - cũng đang thử nghiệm các sản phẩm của mình trên quả bơ, cà chua, và rau lá xanh.
Các lớp phủ được làm từ các phân tử trên những phần còn sót lại của các sản phẩm hữu cơ - bất cứ mọi thứ, từ vỏ quả lê cho tới vỏ nho, từ quá trình lên men rượu cho tới việc cắt cỏ.
Tiến sĩ James Rogers, giám đốc điều hành của Apeel Sciences
"Chúng tôi dùng mọi thứ có thể từ rau củ để làm nên Edipeel và Invisipeel", Rogers nói.
Khi lớp phủ lỏng khô, nó tác động tới phân tử của trái cây và rau củ, nhờ đó mà bảo vệ chúng khỏi bị phân rã.
Savannah Dearden, một trong những người đóng góp làm ra các sản phẩm của Apeel, làm việc tại một trong những phòng thí nghiệm của Apeel Sciences
Các lớp phủ có thể cho phép các cửa hàng tạp hóa và những nhà hàng mua thực phẩm từ trang trại ở xa, đồng thời tránh lãng phí các loại thực phẩm chín quá nhanh.
Ví dụ, phải mất 30 ngày để những quả việt quất trồng tại Chi lê được vận chuyển về các cửa hàng tại Mỹ. Để giữ cho chúng được tươi, nông dân thường bọc chúng trong một lớp sáp và hái trước khi quả chín. Cũng cần nhiều xe tải để bảo quản những quả này (sẽ tiêu tốn nhiều sức lực và tiền bạc).
Bởi những sản phẩm làm từ thực vật của Apeel có thể kiểm soát tốc độ “thối rữa” của hoa quả, nó đã đóng góp một phương pháp bảo quản thực phẩm mà không cần tới biến đổi gien – điều gây nhiều lo hại cho giới tiêu dùng.
Rogers cho hay, Apeel đã mở ra một cơ hội để thực phẩm có thể được trồng tại những vùng chưa được khai thác, như Peru, nơi mà chi phí đất đai và lao động thấp hơn cả California.
Đội ngũ của Apeel cũng đang tìm hiểu thêm nhiều ứng dụng mới cho Edipeel và Invisipeel, bao gồm cả việc làm sao để có thể phủ một lớp chống nước lên thực phẩm mà chúng vẫn có thể trao đổi khí.
Rogers đã nảy ra ý tưởng cho những sản phẩm Apeel trong khi đang học để lấy bằng tiến sĩ tại Đại Học California – Santa Barbara. Khi đi từ ký túc xá của trường đại học tới phòng thí nghiệm Berkeley, anh thường trông thấy rất nhiều trang trại.
Sau đó, Rogers nghĩ rằng nếu thép không gỉ có một lớp sắt và các-bon bọc ở bên ngoài giúp cho kim loại không bị oxy hóa, thì có thể áp dụng phương pháp tương tự như thế để bảo quản thực phẩm hay không? “Đây chính là thứ đã truyền cảm hứng cho tôi để tạo ra những sản phẩm như Invisipeel hay Edipeel”, Rogers nói.
Apeel dự định sẽ bán các sản phẩm của mình với giá thành cao hơn so thực phẩm thông thường, nhưng lại “mềm” hơn thực phẩm hữu cơ, Rogers cho biết. Các sản phẩm có thể giúp giảm thiểu chi phí trồng trọt và vận chuyển, qua đó giảm đi giá thành thực phẩm.
“Chúng ta không nên sợ hãi trước việc phải đương đầu với những thách thức toàn cầu bằng cách sử dụng các kỹ thuật công nghệ, khoa học.”
Theo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng