Hóa ra từng có thời điểm ông Musk đề nghị sáp nhập OpenAI với Tesla hoặc để ông nắm quyền kiểm soát tuyệt đối tổ chức phi lợi nhuận này.
- Claude AI ra mắt phiên bản mới, sở hữu tính năng và thông số mạnh hơn ChatGPT và Google Gemini nhưng vẫn còn xa lạ với nhiều người dùng Việt
- Nợ tiền trợ cấp thôi việc, Elon Musk bị cựu nhân viên Twitter khởi kiện
- Bị Elon Musk kiện vì phát triển AI "chỉ để kiếm tiền cho Microsoft", OpenAI phản đối kịch liệt
- Lời tiên tri gần 10 năm trước của Elon Musk với Apple trở thành sự thật: Sản xuất ô tô không dễ như điện thoại đâu
- Elon Musk khởi kiện OpenAI và CEO Sam Altman vì đi ngược tôn chỉ ban đầu
OpenAI đã lên tiếng phản pháo đơn kiện của Elon Musk, khi cho biết đã có thời điểm ông Musk muốn kiểm soát tuyệt đối công ty bằng cách sáp nhập nó với Tesla. Trước đó vài ngày, ông Musk đã khởi kiện OpenAI vì cho rằng họ đã từ bỏ sứ mệnh ban đầu là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm phát triển AI vì "lợi ích toàn diện của nhân loại".
Trong bài đăng trên blog của mình, liệt kê cả các email trao đổi giữa các thành viên sáng lập OpenAI với Elon Musk từ năm 2017, OpenAI cho rằng chính ông Musk mới là người muốn OpenAI từ bỏ sứ mệnh của mình khi đề nghị sáp nhập với Tesla hoặc để ông nắm toàn quyền kiểm soát:
"Khi chúng tôi thảo luận về cấu trúc lợi nhuận để thúc đẩy sứ mệnh, Elon muốn chúng tôi sáp nhập với Tesla hoặc ông ấy muốn kiểm soát toàn bộ," bao gồm "quyền kiểm soát cổ phần đa số, quyền kiểm soát ban đầu của hội đồng quản trị và trở thành CEO," theo bài đăng, được viết bởi các đồng sáng lập viên của OpenAI, bao gồm Greg Brockman, Ilya Sutskever, John Schulman, Sam Altman, và Wojciech Zaremba. "Chúng tôi không thể đồng ý với điều khoản lợi nhuận với Elon vì chúng tôi cảm thấy rằng việc bất kỳ cá nhân nào kiểm soát tuyệt đối OpenAI là trái với sứ mệnh của chúng tôi."
Trong khi muốn sáp nhập OpenAI vào Tesla và kiểm soát tuyệt đối công ty này – thì trong đơn kiện của mình ông Musk lại phản đối việc OpenAI đã trở thành "một công ty con mã nguồn đóng của riêng Microsoft" và tập trung vào việc kiếm tiền thay vì mang lại lợi ích cho nhân loại. Như vậy, theo ông, OpenAI đã bỏ rơi sứ mệnh phi lợi nhuận ban đầu mà ông đã giúp tài trợ.
Trong quan điểm của Musk, điều này là vi phạm hợp đồng. Dù đơn khiếu nại của Musk nhắc đến "thỏa thuận sáng lập" của OpenAI, chưa có thỏa thuận chính thức nào được công bố, và bài đăng của OpenAI không trực tiếp giải đáp câu hỏi liệu có thỏa thuận đó tồn tại.
Ngược lại với đơn kiện của ông Musk, bài đăng của OpenAI lại tiết lộ chính ông Musk đã đồng tình với các nhà sáng lập về quyết định không xây dựng mã nguồn mở cho trí tuệ nhân tạo tổng quát AGI và không phải lúc nào cũng chia sẻ các nghiên cứu khoa học đằng sau những tiến bộ công nghệ của họ.
"Elon hiểu rằng sứ mệnh không ngụ ý việc mở mã nguồn AGI," bài đăng nói, đề cập đến trí tuệ nhân tạo tổng quát. Công ty đã công bố một cuộc trò chuyện qua email vào tháng 1 năm 2016, trong đó Sutskever nói, "khi chúng ta tiến gần hơn đến việc xây dựng AI, sẽ có lý do để bắt đầu ít mở cửa hơn," và rằng "hoàn toàn ổn khi không chia sẻ khoa học." Musk đã trả lời: "Ừ."
Có một số cáo buộc khác trong đơn kiện của Musk, như cáo buộc GPT-4 là "một thuật toán độc quyền của Microsoft" đại diện cho trí tuệ nhân tạo tổng quát. OpenAI đã bác bỏ cáo buộc này trong một bản ghi nhớ dành cho nhân viên nhưng không đề cập đến nó trong bài đăng blog công khai vào thứ Ba.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng