Lương khô và thức ăn của các phi hành gia NASA đã được cải tiến thế nào từ năm 1960 đến nay?

    Thanh Long,  

    Năm 2015, NASA đã xem xét một ý tưởng: Liệu họ có thể tái chế phân của các phi hành gia thành thức ăn cho họ hay không?

    Các phi hành gia ăn gì trong những chuyến bay lên vũ trụ của họ? Đó là thắc mắc mà hầu hết mọi người sẽ đặt ra cho những phi công của NASA, chỉ sau câu hỏi họ đi vệ sinh như thế nào?

    Trên thực tế, có một lĩnh vực được gọi là thực phẩm không gian, nơi các nhà khoa học dinh dưỡng sẽ làm việc với các đầu bếp và nhà sản xuất thực phẩm đóng gói. Mục tiêu của họ là thiết kế ra những sản phẩm đặc biệt dành riêng cho cho các phi hành gia.

    6f9a96770d5540439b_ISS-50_Peggy_Whitson_with_a_'space_cheeseburger'.jpg

    Yêu cầu của thực phẩm không gian là chúng phải cung cấp dinh dưỡng cân bằng cho con người làm việc trong không gian, đồng thời có thể dễ dàng bảo quản, chế biến và tiêu thụ trong môi trường không trọng lực, bao quanh bởi đầy rẫy máy móc trên phi thuyền.

    Hầu hết thực phẩm trong không gian đều được làm đông khô để đảm bảo thời hạn sử dụng lâu dài và an toàn. Nhưng trong hơn 60 năm qua, lĩnh vực này đã có những tiến bộ rõ rệt. Thực phẩm không gian đã ngày càng trở nên ngon hơn và đa dạng hơn.

    Hãy cùng nhìn lại quá trình tiến hóa của các bữa ăn ngoài vũ trụ trong bài viết dưới đây.

    Năm 1962: John Glenn trở thành người Mỹ đầu tiên dùng bữa ngoài không gian. Anh đã hút nước sốt táo từ một cái tuýp như tuýp keo dán nhựa.

    5d1ce33ba17d6c3e206885a5.webp

    Chúng ta biết người đầu tiên bay vào không gian và dùng bữa ăn đầu tiên tự phục vụ trên đó là phi hành gia người Liên Xô Yuri Alekseyevich Gagarin. Anh đã bay quanh Trái Đất trên tàu Vostok 1 vào tháng 4 năm 1961.

    Trong chuyến bay ngắn ngủi kéo dài 1 giờ 48 phút, Gagarin đã kịp thưởng thức một bữa ăn nhẹ, là thịt bò và gan xay được ép ra từ một cái tuýp như tuýp kem đánh răng. Mặc dù bữa ăn không ngon cho lắm, tàu Vostok 1 có một cửa sổ cho phép Gagarin nhìn thấy Trái Đất và đó là một khung cảnh tuyệt vời cho một bữa tối lãng mạn.

    Người Mỹ đầu tiên bay vào không gian là phi hành gia Alan B. Shepard. Anh cất cánh trên tàu Freedom 7 vào ngày 5 tháng 5 năm 1961. Tuy nhiên không giống như người đồng nghiệp Liên Xô, Shepard không được phép ăn và phải nhịn đói suốt chuyến bay của mình.

    Phải đến tận tháng 2 năm 1962, John Glenn trên tàu Friendship 7 mới trở thành người Mỹ đầu tiên dùng bữa ngoài không gian. Anh cũng ăn nước sốt táo, thịt bò, và rau củ xay nhuyễn được bóp ra từ một cái tuýp giống như tuýp keo dán nhựa.

    Đó là công nghệ đóng gói đồ ăn không gian tiêu chuẩn đầu thập niên 1960.

    Năm 1965: NASA đã tạo ra được lương khô và hút chân không trong túi nhựa.

    5d1ceee3a17d6c01372faac2.webp

    Đây là khoảng thời gian mà NASA lên kế hoạch cho những chuyến bay Gemini có người lái và kéo dài nhiều ngày trong không gian. Để chuẩn bị cho lần phóng đó, NASA bắt đầu phải cải tiến thức ăn dành cho các phi hành gia.

    Họ đã chế tạo ra một hệ thống khử nước cho thực phẩm và biến mọi thứ thành một dạng lương khô. Thức ăn được hút chân không vào các túi nhựa. Mỗi túi đều được dán nhãn. Khi các phi hành gia muốn ăn, họ sẽ phải bơm nước vào trong túi để bù nước cho món ăn của mình.

    Đồ ăn được chuẩn bị cho các phi hành gia trong sứ mệnh Gemini bao gồm có trứng bác, tôm sốt cocktail, gà cà ri và bánh gạo nho khô. Đồ uống bao gồm cà phê, nước ép nho và sữa.

    Vì các phi hành gia ở trong môi trường không trọng lượng sử dụng ít cơ bắp hơn người dưới Trái Đất, họ được thiết kế các bữa ăn với ít calo hơn. Trung bình, bữa ăn của họ có 17% protein, 32% chất béo và 51% carbohydrate.

    Năm 1966: Đồ ăn vặt của các phi hành gia là bánh quy đường phủ thạch.

    5d1cefa7a17d6c018a2c95b2.webp

    Để thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt và các món ăn vặt, các phi hành gia tham gia sứ mệnh Gemini đã được tặng những chiếc bánh quy đường. Chúng được đúc thành các khối vuông và các phi hành gia được yêu cầu cho một miếng vào miệng trong một lần duy nhất.

    Mỗi khối bánh đã được phủ thạch bên ngoài để tránh bị vỡ vụn. Phi hành gia không được cắn đôi khối bánh vì vụn bánh có thể bay lung tung trong tàu, làm tắc nghẽn các hệ thống điện và bộ lọc không khí.

    Lớp thạch phủ ngoài cũng giúp thức ăn không bị hỏng và giữ được hương vị. Mặc dù vậy, các phi hành gia vẫn thấy những chiếc bánh này khá nhạt nhẽo. Kết cấu thạch mềm ở ngoài, bánh cứng ở trong khi ăn cũng cho cảm giác khá kỳ cục.

    Năm 1969: Các phi hành gia trên tàu Apollo 11 đã ăn thịt bò đóng gói và rau.

    5d1cdf73a17d6c34fe6eb499.webp

    Các phi hành gia trên tàu Apollo là những người đầu tiên có đồ ăn nóng và các bữa ăn xúc được bằng thìa ngoài không gian. Khi ở trên tàu Apollo 11, Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã ăn thịt bò và rau, thịt lợn với khoai tây chiên, thịt xông khói Canada và sốt táo - tất cả đều được gói vào các bịch nilon.

    Các bữa ăn được đánh mã màu , gói riêng và dán nhãn cho từng ngày. Nếu có sự cố xảy ra, chẳng hạn như cabin bị mất áp suất, các phi hành gia sẽ có một vài gói thức ăn dự phòng được đặt ngay trong mũ bảo hiểm của họ. Điều này giúp các phi hành gia Mặt Trăng có thể ăn mà không phải cởi bỏ bộ quần áo của mình.

    Năm 1971: Những thanh kẹo mơ trên bề mặt Mặt Trăng.

    5d1d0efaa17d6c0b00436382.webp

    Apollo 15 là sứ mệnh Apollo thứ tư của Hoa Kỳ hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng. Trong khi các phi hành gia làm việc nhiều giờ để thu thập đá và bụi, họ đã có những bữa ăn vặt trong thời gian nghỉ ngơi. NASA đã phục vụ món snack là các thanh  kẹo mơ trên tàu. Chế độ ăn này cũng được duy trì cho tới tận sứ mệnh Apollo 17 .

    Apollo 15 cũng đã giới thiệu các loại thực phẩm mới như bít tết bò và bánh mì kẹp thịt được điều nhiệt hoặc bảo quản bằng nhiệt. Các gói thức ăn được đóng gói kèm với một viên sulfat để ngăn chúng khỏi hư hỏng.

    Năm 1972: Các phi hành gia Hoa Kỳ suýt được phép uống rượu vang trong không gian.

    5d1d2624a17d6c020154cf13.webp

    Vào năm 1972, menu thức ăn dành cho phi hành gia vẫn còn hơi ảm đạm, vì vậy NASA đã có một thời gian ngắn đùa giỡn với ý tưởng đưa rượu vào thực đơn cho các phi hành gia của mình. 

    Kế hoạch đã được chuẩn bị cẩn thận, NASA tuyển dụng một "thợ làm rượu không gian", người vừa có chuyên môn về rượu vang vừa có hiểu biết khoa học để xác định sherry là lựa chọn tốt nhất. Nguyên nhân là vì loại vang này sẽ chống chọi được với sự thay đổi nhiệt độ.

    Nhưng gần như ngay lập tức sau khi ý tưởng xuất hiện, nó đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của công chúng. Nhiều phi hành gia có vẻ cũng thờ ơ với ý tưởng thưởng thức rượu trong không gian. 

    Tuy nhiên, những bịch rượu sherry dành cho phi hành gia vẫn được NASA sản xuất. Một số phi hành gia đã thực sự được uống chúng trong các nhiệm vụ huấn luyện dưới mặt đất.

    Năm 1973: Những cây kem đầu tiên trên vũ trụ.

    5d1d175aa17d6c0b68089694.webp

    Tới thăm bảo tàng khoa học, bạn sẽ thấy họ trưng bày một loại kem đông khô dành cho phi hành gia. Gọi là kem nhưng thực chất đó chỉ là một hỗn hợp giả kem, không lạnh và có thể vỡ vụn ra như bánh.

    Đó là bởi các tàu du hành và trạm vũ trụ ban đầu không có tủ lạnh để bảo quản kem. Mọi thứ chỉ thay đổi sau sứ mệnh Skylab năm 1973 của NASA, các phi hành gia cuối cùng cũng được trang bị tủ lạnh để có thể để mẫu vật hoặc những cây kem như bình thường.

    Năm 1983: Một bữa cơm trên tàu con thoi của NASA.

    5d1ce888a17d6c3a31535383.webp

    Chương trình Tàu con thoi của NASA đã đưa các phi hành đoàn vào không gian trong ba thập kỷ, từ năm 1981 đến năm 2011. Trong sứ mệnh Tàu con thoi thứ 9 vào năm 1983, các phi hành gia đã được phục vụ các khay đồ ăn với cơm thập cẩm, thịt viên, nước sốt thịt nướng, đậu Italia và bánh pudding sô cô la ổn nhiệt.

    Bắt đầu từ khoảng năm 1985, các phi hành gia đã được trang bị thêm một tủ đựng thực phẩm tươi sống, thường dùng để dự trữ các loại trái câu và rau quả như táo, chuối, cà rốt và cần tây. Họ cũng có gia vị như muối và tiêu để thêm vào các bữa ăn trong không gian.

    Năm 2005: Món "mì không gian" được giới thiệu tại Nhật Bản.

    5d1cf283a17d6c01cf7e8974.webp

    Công ty thực phẩm Nhật Bản Nissin đã cho ra mắt món mì ramen ăn liền đầu tiên vào năm 1958. Nhiều thập kỷ sau đó, họ đã tùy biến công thức để cho ra một sản phẩm tương tự cho các phi hành gia với tên gọi "Space Ram".

    Năm 2005, phi hành gia người Nhật Bản Soichi Noguchi đã lần đầu tiên mang món mì gói này lên vũ trụ.

    Năm 2006: NASA mời đầu bếp nổi tiếng Emeril Lagasse về làm việc.

    5123af9aecad045050000022.webp

    Lần đầu tiên trong sứ mệnh tàu con thoi năm 2006, các phi hành gia NASA đã được chọn món ăn theo khẩu vị của mình thay vì phải ăn các bữa ăn tiêu chuẩn. NASA thậm chí còn mời đầu bếp nổi tiếng Emeril Lagasse về để nghiên cứu một số công thức nấu ăn cho phi hành gia.

    Họ cuối cùng đã chọn 5 món ăn của Lagasse để gửi vào không gian bao gồm Mardi Gras jambalaya, khoai tây nghiền với thịt xông khói, đậu xanh với tỏi, bánh gạo và trái cây trộn.

    Trong một thông cáo báo chí, phi hành gia Jeff Williams cho biết ông thích vị cay của jambalaya do Lagasse thiết kế, vì "trong không gian, cảm nhận mùi vị của một phi hành gia sẽ bị suy giảm đôi chút".

    Năm 2011: Thực đơn của phi hành gia được mở rộng lên hơn 200 món.

    5d1cf30ea17d6c023d756354.webp

    Tháng 11 năm 2000, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã chính thức đón những cư dân đầu tiên tới định cư lâu dài. Ban đầu, NASA nghĩ rằng họ có thể tiếp tục duy trì các thực đơn tự chọn cho phi hành gia giống như trong chương trình tàu con thoi.

    Nhưng vấn đề là các chuyến hàng tiếp tế gửi từ Trái Đất lên ISS thường không đều. Do đó, nhiều khi các phi hành gia phải chờ đợi khá lâu mới tới lượt thực đơn của mình.

    Để khắc phục vấn đề trên, NASA đã mở rộng thực đơn của mình lên tới hơn 200 loại thực phẩm và đồ uống, cho phép các phi hành gia tự chọn lựa bữa ăn của mình.

    Năm 2015: NASA tài trợ cho nghiên cứu chế tạo thức ăn từ phân của phi hành gia.

    56a505a1c08a80ae2f8bb1d9.webp

    Một chuyến đi đến Sao Hỏa sẽ mất nhiều thời gian hơn thời gian lưu trú thông thường trên Trạm vũ trụ quốc tế. Để chuẩn bị cho kịch bản này, NASA đã xem xét một ý tưởng: Liệu các phi hành gia có thể tự duy trì bằng cách ăn phân của chính họ hay không?

    Năm 2005, tổ chức này đã cam kết tài trợ 200.000 USD mỗi năm cho các nhà hóa học và kỹ sư sinh học tại Đại học Clemson để nghiên cứu cách tái chế chất thải của con người thành thực phẩm ngoài vũ trụ.

    Năm 2019: Các phi hành gia cuối cùng có thể tự trồng thực phẩm trên không gian.

    5d1cfaeea17d6c04a033c297.webp

    NASA có kế hoạch xây dựng một trạm vũ trụ quay quanh mặt trăng được gọi là Gateway. Nguyên mẫu của trạm này được thiết kế với một "khu vườn không gian", nơi các phi hành gia có thể trồng trọt và thu hoạch các loại rau củ như dâu tây, cà rốt, khoai tây...

    Khu vườn thay thế ánh sáng Mặt Trời bằng các bóng LED chiếu ánh sáng tím, và nước được sử dụng một cách rất tiết kiệm. Thử nghiệm một mô hình này bên dưới mặt đất, các phi hành gia đã có thể thu hoạch được một lứa rau diếp trong vòng 24 ngày.

    Năm 2005, các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế cũng đã chứng minh họ có thể trồng rau diếp romaine trong không gian. Việc tự trồng được thực phẩm tươi trong vũ trụ sẽ cho phép các phi hành gia cải thiện đáng kể chế độ ăn uống của mình.

    Tham khảo Businessinsider

    https://genk.icu/luong-kho-va-thuc-an-cua-cac-phi-hanh-gia-nasa-da-duoc-cai-tien-the-nao-tu-nam-1960-den-nay-20220511013412687.chn
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày