Không phải lúc nào các công ty cũng giữ chân được nhân tài, đôi khi chỉ vì một vài sai lầm mà họ để nhân viên giỏi ra đi.
Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng khoảng 1/3 nhân viên “ngôi sao” cảm thấy bất bình với nhà quản lý và họ sẵn sàng tìm công việc mới. Theo Business Insider, dưới đây là 8 lý do các công ty thường khiến nhân viên giỏi bỏ đi.
1. Có quá nhiều quy định “ngu ngốc”
Các công ty cần phải có quy định và luật lệ - đây là điều bắt buộc. Tuy nhiên, không phải quy định nào của công ty cũng hợp lý và làm hài lòng nhân viên.
Chẳng hạn như chính sách đi làm đầy đủ đúng giờ một cách quá cứng nhắc, dù nhân viên ở xa công ty cả trăm cây số và họ hoàn toàn có thể hoàn thành công việc tại nhà hay một vài quy định về đồng phục khiến nhân viên phát điên… Khi cảm thấy có những điều vô lý làm ảnh hưởng đến hiệu suất lao động của mình, nhân viên giỏi sẽ lựa chọn rời đi.
2. Đối xử với mọi nhân viên như nhau
Công bằng và bình đẳng có thể là nguyên tắc bắt buộc ở trường học, nhưng ở nơi làm việc nó lại trở thành nguyên nhân khiến công ty bỏ lỡ nhân tài.
Khi công ty đối xử với mọi nhân viên như nhau, những người giỏi sẽ cảm thấy mọi nỗ lực của họ là vô ích và họ không nên cố gắng để làm gì. Kết quả là họ sẽ tìm mội nơi làm việc khác đánh giá cao khả năng của họ hơn.
3. Chấp nhận thành tích kém
Trong một ban nhạc có người chơi giỏi và người chơi kém. Họ vẫn kết hợp với nhau để tạo nên tác phẩm cho người nghe. Nhưng những khán giả tinh ý chắc chắn sẽ nhận ra ai là người chơi tốt, còn ai làm hỏng bản nhạc.
Ở công ty cũng vậy. Nếu như những người lãnh đạo hài lòng chấp nhận thành tích kém và không có sự đánh giá rõ ràng, nhân viên giỏi sẽ cảm thấy thất vọng và bỏ đi.
4. Không công nhận nỗ lực của nhân viên giỏi
Sẽ ra sao nếu bạn thức đêm suốt 1 tháng trời để hoàn thành dự án, nhưng lại không nhận được một lời động viên hay công nhận từ nhà lãnh đạo? Họ đánh đồng tất cả công việc như nhau và cho rằng nỗ lực của bạn cũng chỉ tương đương với những người khác hoàn thành công việc?
Giải pháp mà các nhân viên giỏi lựa chọn trong trường hợp này là rời bỏ và tìm công ty khác tốt hơn. Họ cho rằng những nỗ lực của mình xứng đáng được công nhận và vì thế, không có lý do gì để họ “bán rẻ” sức lao động cho ông chủ không đánh giá cao họ.
5. Không quan tâm đến nhân viên
Hơn một nửa số nhân viên giỏi rời bỏ công việc vì mâu thuẫn với ông chủ. Trên thực tế, nhà quản lý thông minh phải là người biết cân bằng giữa công việc và tình cảm. Họ phải biết chúc mừng thành công của nhân viên, khích lệ khi nhân viên gặp khó khăn hoặc chia sẻ khi họ bị tổn thương.
Ông chủ thất bại là những người chỉ biết lo nghĩ cho bản thân mà không quan tâm gì đến nhân viên. Bạn không thể làm việc với mọi người suốt 8 tiếng một ngày mà không hiểu rõ về tính cách và hoàn cảnh của người đó.
6. Không cho nhân viên thấy bức tranh lớn
Không đơn thuần chỉ là giao việc và chỉ đạo, nhân viên giỏi là những người có tầm nhìn dài hạn và họ luôn muốn thấy được chiến lược phát triển dài hạn của công ty. Vì thế, nếu muốn giữ chân những người này, các nhà lãnh đạo phải cho họ thấy được bức tranh lớn về tương lai của công ty.
7. Không để cho nhân viên theo đuổi đam mê
Google – một trong những “ông lớn” công nghệ hàng đầu thế giới cho biết, họ để cho nhân viên dành ít nhất 20% thời gian làm việc mỗi ngày để làm những thứ mà họ cho là tốt nhất cho công ty, không cần tuân theo bất cứ quy tắc hay sự chỉ đạo nào. Điều này không chỉ giúp công ty tạo ra những sản phẩm mới như Gmail hay AdSense, mà còn khuyến khích nhân viên Google sáng tạo.
Nhân viên tài năng là những người có đam mê thực sự, vì vậy việc tạo điều kiện cho họ theo đuổi đam mê sẽ giúp nâng cao năng suất lao động và sự hài lòng với công việc. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà quản lý lại quá cứng nhắc và muốn đào tạo nhân viên theo một khuôn mẫu. Đó là lý do khiến rất nhiều nhân viên giỏi, lương cao, đãi ngộ tốt nhưng họ vẫn chọn rời bỏ công ty.
8. Không tạo được không khí làm việc vui vẻ
Nếu nhân viên không cảm thấy vui vẻ ở nơi làm việc, họ sẽ không thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Đơn giản bởi không ai làm hết sức mình khi họ không thấy vui. Niềm vui chính là yếu tố quan trọng tạo nên năng suất lao động. Những công ty tốt nhất là nơi biết tạo môi trường vui vẻ giúp nhân viên xua đi căng thẳng và mệt mỏi.
Google là một ví dụ điển hình cho việc tạo môi trường vui vẻ để khuyến khích nhân viên. Họ cung cấp bữa trưa miễn phí, khu chơi bowling, các lớp thể hình hoặc yoga… Nguyên tắc ở đây rất đơn giản: Công việc là niềm vui. Nếu bạn không thể tìm thấy niềm vui trong công việc, bạn sẽ không thể dành hàng giờ mỗi ngày để gắn bó được.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng