Lương trung bình của công nhân tăng gấp đôi, các nhà máy Trung Quốc thay con người bằng robot tự động
Đặc biệt là khi các công ty đầu tư vào robot tự động đang được hưởng nhiều ưu đãi của chính phủ và chính quyền địa phương.
Đối với ông Hu Chengpeng, người đứng đầu một nhà máy chuyên sản xuất bánh xe cho các loại xe đẩy trẻ em, thách thức hàng đầu của ông hiện nay là tìm kiếm công nhân. Tỷ lệ lao động chuyển việc của nhà máy này tại Hanchuan, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc lên tới mức 20%, ngay cả khi lương cho hơn 400 công nhân của ông đã được tăng gấp đôi.
Ông cho biết. “Chi phí lao động đã tăng lên mức quá cao.”
Tất cả điều này giải thích tại sao, ông Hu, người doanh nhân 34 tuổi này lại vui mừng trước cuộc cách mạng robot ở Trung Quốc như vậy. Trong năm nay, ông đã bổ sung thêm 40 robot mới, mỗi chiếc có giá khoảng 40.000 Nhân dân tệ (khoảng 5.850 USD) để thay thế cho hàng chục công nhân có nhiệm vụ cắt khuôn nhựa.
Trung Quốc không còn là mảnh đất của lao động giá rẻ
Nhờ vào sự thay thế này, nhà máy sử dụng số lao động ít hơn ¼ so với trước đây, mà không phải cắt giảm sản lượng hàng năm. Ông Hu cũng cho biết, ông có dự định chuyển việc sản xuất từ các bộ phận đơn giản sang hướng tới sản xuất những xe đẩy có thương hiệu với lợi nhuận cao hơn.
Theo phát hiện mới nhất từ Cuộc điều tra Nhân công và Việc làm Trung Quốc (CEES) do Viện Chiến lược về Chất lượng Phát triển của Đại học Vũ Hán thực hiện, với mức lương thực đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua, các quá trình sản xuất đang tự động hóa, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, bổ sung thêm các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.
Trung Quốc không còn là mảnh đất của lao động giá rẻ như trước đây nữa. Lương trong ngành sản xuất hàng tháng đã tăng lên mức 4.126 Nhân dân tệ (khoảng 607 USD) vào cuối năm 2015, ngang bằng với Brazil, nhưng cao hơn nhiều so với Mexico, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Ấn Độ.
Theo một nghiên cứu mới phát hành ngày 20 tháng sáu, cùng lúc đó, nhiều công ty đang dựa vào các khoản trợ cấp của chính phủ, trong khi hầu như không kiếm được lợi nhuận hoặc thậm chí làm thất thoát tiền. “Thời gian đang trôi rất nhanh cho các nhà sản xuất Trung Quốc để thích ứng.” Theo Albert Park, người đứng đầu Ủy ban quốc tế của cuộc Điều tra trên và là một nhà kinh tế học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong.
Nghiên cứu này được thực hiện với hơn 1.200 công ty và 11.300 người lao động tại Quảng Đông, thủ phủ sản xuất lớn nhất Trung Quốc và Hồ Bắc, cơ sở công nghiệp quan trọng ở trung tâm Trung Quốc. Hàng năm có khoảng 26% lao động nghỉ việc tại Quảng Đông và tỷ lệ chuyển việc đối với các lao động trẻ thậm chí còn cao hơn nữa, lên tới mức 37% cho lao động ở độ tuổi dưới 28.
Các hỗ trợ từ nhà nước cho các công ty đầu tư vào robot
Cuộc khảo sát còn cho thấy, trong cả năm ngoái, không nhiều nhà máy lựa chọn việc chuyển hoạt động sản xuất sang các quốc gia có giá lao động rẻ hơn, thay vào đó, họ đầu tư nhiều hơn cho robot và tự động hóa. Khoảng 8% số công ty giờ có robot và khoảng 2/5 trong công ty đã được tự động hóa.
Các robot thái mỳ ở trong nhà kho.
“Với thực tế của việc gia tăng chi phí lao động và cải thiện hiệu quả, chúng tôi đang tiếp tục đầu tư cho tự động hóa.” Chen Jiuyuan, 43 tuổi, giám đốc sản xuất tại công ty Hubei Hengwei Aluminum Co., chuyên sản xuất các khung cửa sổ, cửa ra vào, khung cửa ô tô tiết kiệm năng lượng, cũng có trụ sở tại Hồ Bắc, cho biết. Mức lương trung bình đã tăng từ khoảng 2.000 NDT (khoảng 292 USD) khi Hengwei mở nhà máy 7 năm trước, lên mức 3.500 NDT (khoảng 512 USD) hiện tại.
Nhưng trong khi nâng cấp ngành công nghiệp là một chiến lược quan trọng, điều này có thể có sự thay đổi. trên thực tế, tỷ lệ giữa chi tiêu cho vốn cố định trên doanh số đã giảm từ 25% vào năm 2013 xuống còn 19% vào năm 2015. Trong khi đó, tỷ lệ các công ty đang đầu tư vào R&D đã giảm chỉ còn 44%, giảm 10% so với năm 2014.
“Các quyết định giảm đầu tư vốn cố định thường có liên quan đến sự không chắc chắn về tương lai. Chúng cũng phản ánh quan điểm về tăng trưởng tương lai ở Trung Quốc.” ông Park cho biết.
Khi môi trường kinh tế xấu đi, một cách để cắt giảm chi phí là dựa vào các công ty dịch vụ lao động hoặc vận tải, thay vì trực tiếp thuê nhân công. Điều này cho phép công ty tránh phải trả các khoản phúc lợi xã hội cao theo quy định, vốn có thể lên đến 40% lương.
Ngoài ra, các quan chức địa phương cũng chấp nhận việc giảm các khoản thanh toán để khuyến khích các nhà máy không chuyển địa điểm. “Các công ty sẽ đàm phán với các quan chức địa phương về những đóng góp cho phúc lợi xã hội mà họ phải chi trả.” Wang Kan, một chuyên gia về lao động tại Học viện Quan hệ lao động Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết.
Phần lớn các công ty đều nhận được các khoản miễn thuế, các khoản hoàn thuế và trợ cấp do chính quyền cấp tỉnh và địa phương cung cấp để khuyến khích phát triển công nghiệp. Ví dụ, ở Quảng Đông, còn có một khoản trợ cấp một lần cho mỗi robot được mua. Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên, khi các doanh nghiệp nhà nước là những người nhận được nhiều nhất với 83% các công ty cho biết họ nhận được những lợi ích này, trong khi với công ty tự nhân, con số này chưa đến một nửa.
Ngay cả với sự hào phóng của chính phủ, khoảng 1/5 số công ty vẫn đang mất tiền, với 26% các doanh nghiệp nhà nước – cao hơn 8% so với số doanh nghiệp tư nhân – đang ở tình trạng báo động đỏ. Các công ty như nhà sản xuất xe đẩy cho trẻ em và Hengwei Aluminum đều cho biết mình đang có lợi nhuận.
“Nó giống như một đứa bé lớn quá nhanh bị khó tiêu vậy.” Cheng Hong, giám đốc Viện chất lượng Phát triển của Đại học Vũ Hán, cho biết. “Chúng tôi đã phát hiện ra rằng gia tăng chi phí lao động đã mang lại cho chúng tôi những vấn đề mà mình không hề mong đợi.”
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng