Bài viết của Susan Flower đã miêu tả rất tỉ mỉ, chân thực về những trải nghiệm tồi tệ của bản thân khi bị quấy rối tình dục và cách mà Uber bao che cho điều đó.
Đoạn đầu blog của Susan Flower.
Bài viết của Susan Flower đã miêu tả rất tỉ mỉ, chân thực về những trải nghiệm tồi tệ của bản thân khi bị quấy rối tình dục và cách mà Uber bao che cho điều đó.
Susan Flower sẽ không thể ngờ rằng bài viết trên blogspot của mình vào ngày 19 tháng 2, nội dung tố cáo nạn phân biệt giới tính trong văn phòng của công ty Uber, lại có thể khiến CEO Travis Kalanick phải ra đi.
Việc Travis tạm ngưng làm việc tại Uber chắc là điều mà Flower rất mong mỏi. Cô đã miêu tả rất tỉ mỉ, chân thực về những trải nghiệm tồi tệ của bản thân khi bị quấy rối tình dục và văn hóa dung túng cho điều đó ở Uber. Susan Flower là một người có uy tín cao trong giới công nghệ và là tác giả của một cuốn sách chuyên ngành vô cùng ấn tượng - vậy nên bài viết blogspot của cô đã được CEO Uber Travis Kalanick biết đến. Kalanick coi đây là những điều không đúng sự thật và tổ chức một cuộc điều tra với những cáo buộc nhắm vào Flouwer
Uber đã dính nhiều scandal vì sự hung hăng và hành vi lừa đảo, nhưng Kalanick chỉ biết đánh giá các lái xe, mở rộng thị trường tại Hàn Quốc, bao che các nhân viên bị cáo buộc liên quan đến vụ việc quấy rối và những hoạt động đáng ngờ khác - theo bài viết tố cáo của Flower. Các nhân viên lái xe cũng cho rằng có những lỗi sai nghiêm trọng ở Uber.
Rõ ràng, quan điểm trọng nam của Kalanick chỉ là một trong các yếu tố đẩy vị CEO của Uber này khỏi chiếc ghế của mình. Ông còn bị cáo buộc trách nhiệm vì gây thiệt hại trong vụ kiện liên quan đến sở hữu trí tuệ, bị phát hiện sử dụng phần mềm paywall trốn tránh việc tuân thủ pháp luât. Một phong trào trên mạng xã hội tên là #deleteUber đã thu hút khoảng 200,000 người tham gia, khi Kalanick được mời tham gia hội đồng tư vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
CEO Uber ông Travis Kalanick.
Travis Kalanick có một tầm ảnh hưởng nhất định với bạn giám đốc và các cổ đông của công ty Uber. Điều này có nghĩa là bất chấp những cáo buộc về văn hóa công sở sai trái và bài viết tố giác trên blog của Susan Flower, CEO của Uber vẫn giữ được chiếc ghế của mình.
Việc Kalanick ngừng công tác không chỉ bởi những cáo buộc đơn thuần, đây còn là vụ việc đánh dấu bước ngoặt trong công cuộc chống phân biệt giới tính trong giới kinh doanh. Những scandal tại Uber hay Fox News là những ví dụ cực đoan, khi mà ban giám đốc và hội đồng quản trị bị buộc phải hành động mạnh tay sau những bài phát biểu dài dòng mà không đem lại hiệu quả. Tuy vậy, theo một nghiên cứu của Ủy ban Bình đẳng Cơ hội Việc làm (Equal Employment Opportunity Commission) vào năm 2015 có khoảng 85% phụ nữ phải chịu đựng cảnh bị quấy rối trong môi trường công sở dưới nhiều hình thức. Susan Flower chỉ dám lên tiếng và vạch ra hành vi sai trái sau khi nghỉ việc ở Uber.
Bài viết của Flower là giọt nước tràn ly trong hoàn cảnh đi xuống của Uber, nhưng đây cũng là minh chứng cho việc dám lên tiếng có thể tạo nên sự thay đổi. Đã có những đấu tranh mạnh mẽ về bình đẳng giới và chống lại những bất công. Các lãnh đạo cấp cao nhận ra rằng danh tiếng của công ty đi xuống đồng nghĩa với việc kinh doanh cũng trì trệ.
Không ít công ty gặp vấn đề như Uber, và bài viết tố cáo luôn là một lời cảnh tỉnh cho những ai có hành vi sai trái.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng