Trong bài phát biểu từ chức, vị CEO Nhật này đã nói lý do là bởi mình "thiếu đạo đức và cảm thấy vô cùng hổ thẹn".
Các CEO khác có thể học hỏi được đôi điều về việc sẵn sàng chịu trách nhiệm và lòng khiêm tốn của vị CEO 83 tuổi Toshifumi Suzuki – lãnh đạo chuỗi bán lẻ hàng đầu Nhật Bản 7-Eleven .
Cụ thể thứ 5 vừa qua, ông Suzuki đã tuyên bố sẽ từ chức CEO sau khi thất bại trong cuộc tranh đấu ở hội đồng quản trị.
Tuy nhiên trong buổi họp báo tuyên bố từ chức, ông Suzuki không hề tỏ vẻ phiền muộn của một người thua cuộc. Ông không đổ lỗi cho việc các nhà đầu tư đang bắt tay với nhau để chống lại ông, cũng không nói rằng mình đã cầm quyền quá lâu và đây là thời điểm thích hợp để chuyển giao cho một người khác cho quyết định từ chức của mình.
Thay vào đó, ông Suzuki đổ lỗi cho chính bản thân. Ông đơn giản giải thích rằng lý do ông từ chức là bởi: “Thiếu đạo đức và cảm thấy vô cùng hổ thẹn”.
Suzuki cũng nói rằng ông sẽ không cố gắng đề cử người kế nhiệm. Ông nói không xứng đáng để làm công việc này.
Trái với trường hợp của ông Suzuki, rất nhiều CEO tên tuổi tại Mỹ lại có những lần từ chức hết sức ồn ào.
Ví dụ điển hình là lần từ chức đột ngột của Jeff Skilling khi đang nắm cương vị CEO của Enron. Trong tuyên bố ông Skilling khẳng định rằng mình từ chức là bởi một vài lý do cá nhân chứ không phải như lời đồn đại cho rằng ông phá hoại mảng kinh doanh cốt lõi của công ty và khiến nó đứng bên bờ vực phá sản.
“Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới Ken Lay vì đã hiểu cho quyết đinh hoàn toàn mang tính cá nhân này”, Skilling nói trong tuyên bố. Tuy nhiên 4 tháng sau đó, Enron đã phá sản. 5 năm sau đó, Skilling bị bắt vào tù.
Một trường hợp khác là CEO Gerald Levin khi còn đương chức đã cố gắng bằng mọi cách thực hiện thương vụ sáp nhập giữa AOL và Time Warner – gốc rễ của 90% nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm giá cổ phiếu của công ty.
Dẫu vậy, trong tuyên bố từ chức, ông Levin vẫn nhấn mạnh thương vụ mua bán tồi tệ nhất trong lịch sử này như một điểm nhấn thành công trong sự nghiệp của mình tại Time Warner.
Bên cạnh đó, ông này cũng không quên khẳng định luôn tin tưởng vào đội ngũ quản lý tài năng của mình. “Tôi hoàn toàn tin vào khả năng của Dick Parson để dẫn dắt công ty tiến về phía trước, kết hợp chặt chẽ cùng những đối tác chiến lược để đạt được các mục tiêu đầy tham vọng của công ty”.
Khi Giám đốc tài chính của Lehman Brother là Erin Callan bị đá khỏi công ty, bà nói rằng mình ra đi bởi có vố số lời mời khác tốt hơn. “Tôi rất vui khi được gia nhập Credit Suisse và chờ đợi vào công việc sắp tới với những đồng nghiệp tài năng tại đây. Đây là cơ hội để tôi bắt đầu lại từ đầu".
Cuối cùng, bà Callan đã gắn bó cùng công việc mà bà cho là “thú vị” tại Credit Suisse trong vòng chưa đầy 7 tháng.
Tiếp tục một ví dụ khác là vào năm 2003, CEO của Raytheon là Dan Burnham nói rằng ông từ chức để “dành thời gian cho gia đình, dậy học và có thể trở thành lãnh đạo tại một công ty mới”. Tuy nhiên 3 năm sau đó, Burnham đồng ý trả một khoản phạt và trả lại số tiền trị giá 1,75 triệu USD cho công ty theo phán quyết của Ủy ban chứng khoán Mỹ.
Trở lại với câu chuyện của ông Suzuki, thực tế không phải ông ấy không làm gì sai. Có vẻ như, vị CEO này cố gắng loại bỏ một số lãnh đạo – những người có khả năng trở thành người kế nhiệm cho vị trí của ông. Suzuki đã nói rằng muốn trao vị trí này cho người con trai của mình. Đây rõ ràng không phải là một quyết định đáng hoan nghênh.
Tuy nhiên, nó không thể tồi tệ như những gì CEO Skilling đã làm khi từ chức tại Enron. Vô số CEO Mỹ khác thậm chí còn có cách hành xử tồi tệ hơn và rời khỏi công ty mà không hề nói một lời xin lỗi.
Trong nhiều trường hợp, các CEO Mỹ còn bị buộc nhận lỗi khi từ chức nhưng họ vẫn kiên quyết cho rằng mình đúng và thậm chí buộc phải từ chức chỉ bởi sức ép của cổ đông.
Vì vậy trong nhiều buổi họp báo từ chức, những lời nói xin lỗi và nhận trách nhiệm của các CEO này nghe có vẻ thiếu thuyết phục.
Theo Trí thức trẻ/CafeBiz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng