Chuyên gia về dinh dưỡng Jean-Marc Schwarz cho biết thêm muốn có một sức khỏe tốt sau 9 ngày thì khẩu phần ăn của con người cần cắt giảm lượng thịt có trong 1 bữa ăn từ 28% xuống còn 10% và lượng đường từ 12% xuống còn 4%.
Theo một nghiên cứu mới được thực hiện với thanh thiếu niên mắc bệnh béo phì tại Bệnh viện Nhi Benioff (California, Hoa Kỳ), các bác sỹ đã nhận định rằng không cần phải giảm mức tiêu thụ calorie hay áp dụng các phương pháp giảm cân, chỉ cần giảm lượng đường trong khẩu phần ăn cũng đủ giúp các em cải thiện sức khỏe sau 9 ngày và thậm chí có thể giảm cân.
Nghiên cứu được thực hiện với 43 thanh thiếu niên tuổi từ 9 đến 18, tất cả đều mắc chứng béo phì và mắc ít nhất một chứng rối loạn mãn tính như huyết áp cao, glucose trong máu cao, dư thừa mỡ quanh vùng bụng, hay cholesterol vượt mức bình thường. Kết quả kiểm tra cho thấy đường có hại cho sức khỏe không phải vì nó chứa nhiều calorie hay tác động của nó đối với cân nặng mà vì nó cung cấp loại calorie xấu nhất - loại sẽ biến thành mỡ trong gan, dẫn đến tình trạng kháng insulin và nguy cơ tiểu đường, tim mạch, và bệnh gan.
Trong 9 ngày, các thanh thiếu niên này theo một chế độ ăn vẫn có đầy đủ các lượng chất béo, protein, carbohydrate và cholesterol với mức độ tương đương chế độ ăn bình thường tại nhà; duy chỉ có các loại thực phẩm có bổ sung đường được thay thế bằng những loại thực phẩm như bánh sừng bò, ngũ cốc, và mỳ sợi. Trong suốt thời gian nghiên cứu, em nào giảm cân sẽ được ăn thêm một số thực phẩm chứa lượng đường thấp để giữ trọng lượng cơ thể ổn định.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chế độ ăn mới đã đem lại những cải thiện đáng kể về sức khỏe chỉ trong một thời gian ngắn: huyết áp giảm, nồng độ các chất béo chính trong máu giảm, lượng cholesterol xấu LDL cũng giảm, chức năng gan được cải thiện tích cực. Đồng thời, khi giảm bớt các loại thực phẩm được bổ sung đường, các em cũng có cảm giác chóng no hơn khi ăn.
Tiến sĩ Robert Lustig, người đứng đầu nghiên cứu này, cho biết các chuyên gia về dinh dưỡng đang xem xét lại tỷ lệ các món ăn chứa đường trong khẩu phần ăn của trẻ em hàng ngày vì đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng béo phì ở tuổi thiếu niênì. Đặc biệt với việc thị trường tràn ngập những món ăn nhanh như pizza hay hamburrger thì việc điều chỉnh cách ăn uống sao cho phù hợp là hoàn toàn đúng đắn. Chuyên gia về dinh dưỡng Jean-Marc Schwarz cho biết thêm muốn có một sức khỏe tốt sau 9 ngày thì khẩu phần ăn của con người cần cắt giảm lượng thịt có trong 1 bữa ăn từ 28% xuống còn 10% và lượng đường từ 12% xuống còn 4%.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định. "Cân nặng nên có" của mỗi người thường ở vào độ tuổi 25 đến 30. Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng gầy béo. Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi,... còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp,... và ung thư.
Khi chế độ ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu, nếp sống làm việc tĩnh lại, ít tiêu hao năng lượng sẽ làm cân nặng cơ thể tăng lên. Nhiều người thường khó kiểm soát chế độ ăn của mình. Các nhà nghiên cứu cho rằng chỉ cần ăn dư ra 70 calorie mỗi ngày sẽ dẫn tới tăng cân mặc dù số calo này nhỏ có thể không nhận ra dễ dàng, nhất là khi ta ăn những thức ăn giàu năng lượng. Các loại thức ăn giàu chất béo thường ngon miệng nên người ta dễ bị ăn quá thừa mà không biết. Mỡ có độ năng lượng cao gấp 2 lần đường, lại cần ít calo hơn để dự trữ dưới dạng triglyxerit, trong khi đó đường cần năng lượng để chuyển thành axit béo tự do trước khi dự trữ. Vì vậy, khẩu phần ăn nhiều mỡ dẫn đến thừa calo và tăng cân.
Các chất sinh năng lượng có trong thức ăn như protit, lipid, gluxit trong thức ăn đều chuyển nhanh thành chất béo dự trữ. Như vậy, một khẩu phần không chỉ nhiều chất béo mới gây béo mà ăn quá nhiều tinh bột, đường, đồ ngọt đều gây béo. Các thói quen khác như ăn nhiều cơm, ăn nhiều vào bữa tối, thích ăn các thức ăn chứa nhiều năng lượng (đường mật, nước ngọt, thịt mỡ, dầu mỡ...), thích ăn các món ăn xào rán cũng là những thói quen không tốt có thể dẫn đến nguy cơ bị béo phì.
Tham khảo Telegraph
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng