Tất nhiên không phải ma thuật gì cả, chỉ là tận dụng hiệu ứng từ tốc độ màn trập của camera mà thôi.
Bạn đã từng xem video chim bay mà không vỗ cánh, hay trực thăng lơ lửng trên không chưa? Tất nhiên những chuyện này không bao giờ xảy ra ngoài đời thật mà chi có thể nhìn thấy thông qua ống kính của máy quay. Đây là ảo giác quang học gây ra bởi tốc độ màn trập từ camera trùng khớp hoàn hảo với chủ thể được quay.
Với ý tưởng thú vị này, hoạ sĩ James Nolan Gandy vừa tạo ra một video timelapse độc đáo, tận dụng hiệu ứng màn trập để khiến người xem không tin vào mắt mình nữa. Gandy gắn bút vào một cánh tay robot và để nó tự động vẽ chuỗi vòng tròn liên tiếp nhau. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy lượng nét vẽ hiện ra nhanh hơn so với chuyển động của robot.
Nguyên nhân của ảo giác này là do tốc độ màn trập của những camera quay lại. Dù nó có chụp nhanh đến mức nào, thì chỉ ghi lại được 1 hình ảnh một thời điểm mà thôi. Trong trường hợp này, tốc độ màn trập khiến cho tay robot như chuyển động chậm hơn nét vẽ trên giấy.
Quả thật là một ý tưởng sáng tạo phải không nào.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao 'chưng cất' đang trở thành từ đáng sợ nhất với các công ty AI tiên phong?
Dù chưng cất là một kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi, nhưng việc DeepSeek tận dụng phương pháp này để phát triển mô hình AI của họ đã gây tranh cãi
Vì sao rắn độc không bao giờ bị trúng nọc độc của chính nó?