MacBook thế hệ mới đã đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên nâng cấp và tự sửa chữa linh kiện của Apple
Vừa buồn vừa vui, cảm xúc đan xen lẫn lộn giữa nhiều tầng lớp người mua và bán.
*Theo lời Jason Koebler - Motherboard:
Sau khi ra mắt thế hệ MacBook Pro 2016 vừa qua của mình, Apple đã chính thức ngừng sản xuất và bán phiên bản máy tính Mac duy nhất của mình mà đi kèm với lựa chọn tự nâng cấp cấu hình.
Đầu năm nay, chiếc Macbook Pro 2012 (phiên bản không màn hình Retina) được cho là laptop linh hoạt và mang tiềm năng đa dạng nhất của Apple, vì những thành phần cấu tạo nên nó không thuộc độc quyền chế tạo và sở hữu của Apple, đặc biệt là RAM và ổ CD có thể dễ dàng cải thiện, thay thế với những ổ SSD hiện đại. Thành phần pin cũng được lắp đặt theo cơ chế bắt vít chứ không dán keo cố định nguyên khối, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sửa chữa linh kiện mà ít đi kèm với nguy cơ rủi ro xảy ra.
Tuy nhiên, sự kiện trong tuần vừa qua đã dập tắt mọi hy vọng đó mãi mãi. Phiên bản MacBook Pro mới là một bản cập nhật khá hoàn hảo cho phân khúc sản phẩm có hiệu năng vượt trội so với người anh em tiền nhiệm của nó vào 4 năm trước, dù thiết kế được cải tiến mỏng, gọn nhẹ hơn nhưng không có nhiều đổi mới và sáng tạo cho lắm, đồng thời khả năng cá nhân hóa cấu hình và sửa chữa, nâng cấp cũng không còn nữa.
Cụ thể, thế hệ MacBook Pro 2016 có cấu tạo pin được dán keo cố định và RAM được hàn vào bo mạch chủ theo thiết kế mặc định của hãng. Trừ khi bạn thật sự là một chuyên gia trong ngành cơ khí, còn không thì chỉ có một lựa chọn duy nhất là sống chung với chiếc máy tính của mình đến khi nào bạn quyết định bỏ đi hoặc thay thế toàn bộ nó thì thôi.
Dù sao vẫn còn đó những điểm tích cực an ủi người dùng phần nào: Quá trình kiểm tra của iFixit đã chứng minh phần bề mặt touchpad thực sự dễ dàng để can thiệp, cũng có nghĩa rằng những nỗ lực lau chùi hay bảo dưỡng ở khu vực đó nếu có bất trắc xảy ra sẽ không khó khăn như bạn tưởng. Ngoài ra còn có ổ SSD cũng hỗ trợ tương tự. Tuy vậy, điểm trừ ở đây là cả phần touchpad và SSD lại “dính” và bao gồm vào khía cạnh thiết kế độc quyền của nhà sản xuất, do đó chỉ có thị trường “chợ đen” là khả thi để tìm linh kiện thay thế, vì chính Apple sẽ không bao giờ cho phép bán những thành phần khác ra cộng đồng người dùng hoặc ngay cả những cơ sở sửa chữa bên thứ 3 uy tín từ trước.
Tôi vẫn dùng một chiếc MacBook Air 2010 và vẫn chẳng cảm thấy có nhu cầu muốn nâng cấp hay đổi mới nó, và chắc chắn còn nhiều người nữa có chung ý tưởng như vậy. Sản phẩm của Apple luôn có tuổi thọ và độ bền rất cao không kể cấu hình mạnh yếu như thế nào. Vì vậy, đây cũng là một yếu tố tác động lên nhận thức rằng việc chuyển sang nâng cấp lên một thiết bị mới hơn thực sự không cần thiết cho lắm.
Ngoài ra, vẫn còn một khía cạnh của thị trường công nghệ điện tử mà mọi người hiếm khi để ý sâu sắc, cũng một phần do thiết bị của Apple quá bền bỉ: Những người làm nhiệm vụ, chuyên môn sửa chữa, phục hồi và phân phối lại thiết bị. Tôi đã dành thời gian tuần trước đến trải nghiệm không gian tại Hội chợ Phục chế Điện tử ở Housston, và họ đã và đang suy nghĩ đến việc thay đổi hướng đi đầu tư, kinh doanh của mình xét trên tình hình không mấy khả quan cho sở trường của họ hiện nay.
Apple cũng không quá quan tâm đến tình thế đó và vẫn tiếp tục đi theo kế hoạch sản xuất của mình. Dù sao thì bất kỳ ai cũng phải thừa nhận rằng một thiết bị nếu được sửa chữa và cải tiến đúng cách và sử dụng thêm được một thời gian đáng kể nữa sẽ tốt hơn rất nhiều thay vì phải mang đi vứt bỏ và tiêu hủy chỉ vì tốc độ xử lý chậm, gây lãng phí và tác động xấu đến môi trường nữa.
“Không có một hãng linh kiện bên thứ 3 nào của Trung Quốc nào đề nghị nâng cấp và thay thế ở mức giá phải chăng, vì vậy rất nhiều laptop mỗi năm không còn phù hợp để sử dụng và kết thúc trong đống phế thải,” John Bumstead, Chủ sáng lập Công ty RDKL chuyên phục chế MacBook chia sẻ.
Bumstead hoạt động trong lĩnh vực chính là sửa chữa và phân phối lại những thiết bị MacBook và MacBook Pro từ những phiên bản 2008, 2009 và 2010. Anh bán được hàng ngàn sản phẩm mỗi năm. Điều này cho thấy chiếc máy tính cũ của bạn có thể là cả một kho báu đối với ai đó ngoài kia không may mắn như người khác.
Hầu hết những vấn đề mà Bumstead phải đối mặt là cháy RAM, mất ổ cứng và chip Wi-Fi giảm chất lượng – đều là chuyện đơn giản đối với các mẫu Mac cũ, nhưng giờ đây nếu xảy ra thì nó như một án tử cố định chờ sẵn cho những phiên bản mới hiện nay rồi.
Các chuyên gia trong lĩnh vực sửa chữa cũng đang tìm cách thích nghi với tình hình trên, nhưng khả năng để mỗi người bình thường như chúng ta có thể tự học cách làm đó đã qua rồi, vì các lỗi vấn đề ngày càng nghiêm trọng và phức tạp hơn bạn tưởng. Một số người chuyên nghiệp còn áp dụng cả kính hiển vi và máy hàn để thực hiện công việc của mình, và chắc chắn là khó khăn hơn nhiều so với việc đối phó với một thanh RAM cháy.
“Tôi có thói quen nhìn lại suy ngẫm về quá khứ, nên việc dự đoán tương lai của tôi cũng phần nào được tác động và định hướng,” Bumstead bộc bạch. “Tôi chưa nghĩ đến việc sẽ cải thiện tay nghề của mình để sửa chữa cả bo mạch chủ, nhưng đó có lẽ là điều không thể tránh khỏi, vì đó là phần còn lại duy nhất cho phép can thiệp. Ngoài hư hại màn hình hay bàn phím ra thì chẳng còn nhiều cơ hội để khai thác nữa.”
Tham khảo: Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng