Màn hình dẻo có phải lựa chọn tốt của tương lai?
(GenK.vn) - Màn hình dẻo vẫn còn là tương lai xa vời.
Galaxy Round của Samsung đã trở thành chiếc điện thoại màn hình cong đầu tiên trên thế giới. Tuy giá bán của sản phẩm này rất cao nhưng tương lai của smartphone màn hình dẻo đã bắt đầu được đặt những viên gạch đầu tiên. Về cơ bản, các màn hình dẻo được phát triển từ công nghệ OLED với nhiều ưu điểm về mặt cấu tạo có thể giúp các hãng sản xuất tạo ra những chiếc màn hình mỏng hơn, sắc nét hơn và tiết kiệm năng lượng hơn. Song thực chất, tạo ra một sản phẩm màn hình dẻo hoàn thiện không hề đơn giản, đó là lý do tại sao các smartphone sử dụng công nghệ màn hình này lại đắt như vậy.
Theo ông Max McDaniel, Giám đốc tiếp thị của Applied Materials: “Mặc dù màn hình dẻo được sản xuất bởi các loại máy móc trị giá hàng chục triệu đô la nhưng cuối cùng tỷ lệ thất bại lại khá cao. Một hạt bụi cực nhỏ lọt vào cũng có thể biến màn hình dẻo thành phế liệu”.
Bên cạnh đó, loại màn hình này không có tuổi thọ cao. Các tấm OLED phải được bọc trong một lớp bảo vệ bởi chúng có thể phân hủy nhanh chóng . Vì vậy, McDaniel cũng khuyến cáo rằng chất lượng màn hình dẻo chỉ ở trong tình tốt nhất là 2 năm đầu sử dụng. Đó cũng là một phần lý do mà màn hình OLED dù có nhiều ưu điểm đáng giá kể trên nhưng chưa thể chiếm lĩnh nhiều thị phần.
Cô Vinita Jakhanwal , một nhà phân tích nghiên cứu thị trường của IHS cho biết: "Ngay cả khi đã trải qua hơn 10 năm phát triển và được sử dụng rộng rãi trên rất nhiều sản phẩm có doanh số bán hàng cao chót vót như dòng điện thoại Galaxy S của Samsung, màn hình OLED vẫn chỉ chiếm từ 8 đến 10% tổng thị phần màn hình smartphone”. Với giá thành đắt đỏ do công nghệ chế tạo phức tạp, có lẽ cũng phải rất lâu nữa màn OLED dẻo mới xuất hiện đại trà trên các sản phẩm di động.
Dù vậy nhà phân tích McDaniel vẫn tỏ ra khá lạc quan về tương lai tính trong dài hạn của điện thoại màn hình dẻo. Sau khi Samsung trình làng Galaxy Round và LG phát hành chiếc điện thoại G Flex, rõ ràng màn hình dẻo đã gây được sự chú ý đối với người dùng và cả các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác. Chắc chắn chúng ta sẽ thấy nhiều mẫu điện thoại màn hình cong hơn trong thời gian tới và chúng sẽ dần thay thế cho màn hình phẳng phổ biến hiện nay. Điều này có thể đúng ngay cả với thị trường TV.
Theo dự đoán từ báo cáo công bố mới nhất của Touch Display Research, màn hình cong và dẻo có thể chiếm 16% thị trường màn hình vào năm 2023, ấn tượng hơn nhiều so với mức dưới 1 % như trong năm nay. Trong khi đó, giá trị thị trường của màn hình OLED dự kiến sẽ tăng lên khoảng 93,8 triệu USD trong năm 2014 và chiếc điện thoại thương mại màn hình dẻo với khả năng bẻ cong hoặc gập thật sự có thể sẽ ra mắt vào đầu năm 2016.
Tham khảo: Mashable.com
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng