Màn ra mắt không đúng thời điểm của Xiaomi đã gieo mầm lo ngại cho những tham vọng Internet

    KON,  

    Nhiệm vụ gần khó khăn của của Xiaomi: Xiaomi phải thuyết phục các nhà đầu tư rằng cổ phiếu của họ xứng đáng được cao gấp đôi so với cổ phiếu của Apple.

    Màn ra mắt thị trường của Xiaomi đã thất bại trong việc thuyết phục các nhà đầu tư rằng Xiaomi có khả năng làm giảm sự phụ thuộc vào những chiếc điện thoại giá rẻ để trở thành một gã khổng lồ trên internet. Xiaomi hiện đang phải đối mặt với sự theo dõi chặt chẽ từ các nhà đầu tư, nhất là khi công ty này đang cố gắng thuyết phục rằng cổ phiếu của họ đáng lẽ phải cao gấp đôi so với cổ phiếu của Apple.

    Sau khi kêu gọi được 6 tỷ USD trong đợt chào bán cổ phiếu IPO, trong phiên giao dịch ngày đầu tiên, cổ phiếu của Xiaomi đã giảm đến 6% tại Hồng Kông. Thương vụ IPO này diễn ra trong một thời điểm không thể nào tệ hơn, khi mà thị trường đang trượt giảm và chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang từng ngày.

    Màn ra mắt không đúng thời điểm của Xiaomi đã gieo mầm lo ngại cho những tham vọng Internet - Ảnh 1.

    Đồng sáng lập bởi tỷ phú Lei-Jun, Xiaomi có giá trị thị trường khoảng 50 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức 100 tỷ USD mà họ đã chào hàng năm ngoái.

    Sự vấp ngã của một công ty có tiếng tăm trong thị trường như XIaomi có một tác động vô cùng tiêu cực lên hàng loạt các tập đoàn công nghệ của Trung Quốc, những người mà đang nhen nhóm huy động vốn để thực hiện tham vọng của họ, như Meituan Dianping tại Hồng Kông hay Tencent Music tại Mỹ. IPO của Xiaomi là một màn trình diễn đáng thất vọng của một công ty smartphone 8 tuổi, với mục tiêu mở rộng ra toàn cầu và chuyển hoá mình từ một công ty phần cứng với biên lợi nhuận thấp để trở thành một người chơi trong mảng dịch vụ internet, theo khuôn đúc của Apple.

    Màn ra mắt không đúng thời điểm của Xiaomi đã gieo mầm lo ngại cho những tham vọng Internet - Ảnh 2.

    Xiaomi đã định giá IPO của mình với hệ số thu nhập cao hơn nhiều so với những gã khổng lồ công nghệ có tiếng khác, bao gồm Apple, Tencent Holdings Ltd. và Facebook Inc., lấy lí do là vì họ là một công ty dịch vụ internet, mặc dù đa phần doanh thu của Xiaomi đến từ mảng kinh doanh phần cứng. Xiaomi sau đó lại vấp phải một vài chướng ngại vật khác , như việc bị trì hoãn kế hoạch bán Chứng chỉ lưu ký của Trung Quốc tại Thượng Hải và căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

    Elsie Sheng, một nhà phân tích tại Orient Finance Holding chia sẻ: "Họ sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục các nhà đầu tư. Mặc dù họ tự nhận mình là một công ty internet với nhiều mảng kinh doanh liên quan đến big data, họ vẫn là một công ty phần cứng nếu xét về nguồn doanh thu. Ngay cả trong mảng smartphone, đa phần thiết bị mà họ bán ra là những sản phẩm cấp thấp."

    Về lâu về dài, những người ủng hộ Xiaomi có thể cho rằng sự thống lĩnh của Xiaomi trong các thị trường như Trung Quốc và Ấn Độ, và sự đa dạng của mảng kinh doanh IoT sẽ giúp họ đạt được định giá mà họ mong muốn.

    Giá cổ phiếu "trời ơi đất hỡi"

    Giá cổ phiếu của Xiaomi đắt hơn so với cổ phiếu của các công ty công nghệ lớn nhất thế giới.

    Màn ra mắt không đúng thời điểm của Xiaomi đã gieo mầm lo ngại cho những tham vọng Internet - Ảnh 3.

    Màu đen: P/E dự kiến cho năm hiện tại

    Màu đỏ: P/E dự kiến cho năm kế tiếp

    Thương vụ IPO của XIaomi được coi là một trong những vụ ra mắt công chúng quan trọng nhất của làng công nghệ Trung Quốc trong vài năm trở lại đây, thu hút được cả những nhà đầu tư hạng A như George Soros và các tỷ phú như Li Ka-shing, Jack Ma và Pony Ma. Các nhà đầu tư khác bao gồm Hillhouse Capital, Qualcomm INc. và China Mobilt Ltd. cũng đã tham gia.

    Anthea Lai, một nhà đầu tư của Bloomberg Intelligence chia sẻ: "Các công ty công nghệ mà muốn niêm yết cổ phiếu sẽ cần phải có một cách tiếp cận thận trọng hơn trong khi đưa ra gia, nhất là khi các nhà đầu tư ngày càng trở nên thận trọng về nới mà họ muốn bỏ tiền vào, khi mà cuộc chiến thương mại đang căng thẳng và nhiều IPO gần đây cũng đã thất bại."

    Chậm chạp so với công ty đối thủ

    Định giá của Xiaomi vẫn cứ trong trạng thái "ngủ yên" trong khi các ông lớn ngành công nghệ khác đã bùng nổ quyết liệt.

    Màn ra mắt không đúng thời điểm của Xiaomi đã gieo mầm lo ngại cho những tham vọng Internet - Ảnh 4.

    Giá trị thị trường của các công ty trong năm 2014 và 2018

    Khủng hoảng của Xiaomi đã diễn ra ngay vào lúc họ bắt đầu khởi hành trên con đường ra mắt IPO. Họ đã dự định kêu gọi được 10 tỷ USD để đạt được định giá 100 tỷ USD bằng việc tận dụng lợi thế của Chứng chỉ lưu ký Trung Quốc CDR, một công cụ mà Bắc Kinh đang triển khai để lôi kéo các công ty niêm yết tại nội địa. Tuy nhiên, mọi thứ đã tan vỡ khi mà Xiaomi không thể trả lời được các câu hỏi mà các nhà lập pháp đã đưa ra.

    Thay vì phát triển nội dung internet và dịch vụ internet, có lẽ bán điện thoại cho các thị trường nước ngoài sẽ làm một mục tiêu thực tế hơn, nhất là khi những sản phẩm giá thành rẻ nhưng lại hoạt động tốt Xiaomi đã dành được sự tin cậy của người tiêu dùng.

    Ryan Roberts, một nhà phân tích cấp cao của MCM Partners chia sẻ: "Nó thực sự phục thuộc vào tốc độ tăng trưởng. Đó chính là câu hỏi mở vào lúc này. Nếu họ có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng, họ vẫn có thể mở rộng biên lợi nhuận từ sự kết hợp các nguồn doanh thu."

    Màn ra mắt không đúng thời điểm của Xiaomi đã gieo mầm lo ngại cho những tham vọng Internet - Ảnh 5.

    Vào ngày thứ hai, ông Lei Jun đã gửi lời cảm ơn tới những người đã ủng hộ Xiaomi và 190 triệu người dùng hoạt động hàng tháng của công ty, những người được gọi là Mi Fan. Tại Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông, ông Lei Jun chia sẻ với khán giả: "Mặc dù điều kiện kinh tế vĩ mô khác xa so với lý tưởng, chúng tôi tin rằng một công ty tốt vẫn có thể vượt qua được thách thức và tìm được chỗ đứng cho riêng mình."

    Tham khảo Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày