Nhờ tốc độ truyền tải dữ liệu siêu nhanh trên một dải tần mới, mạng 6G được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao tốc độ xử lý của AI, giúp trí tuệ nhân tạo sớm bắt kịp tốc độ xử lý của bộ não con người.
Trong kỷ nguyên mạng 5G, Mỹ đang tụt hậu trước Trung Quốc. Để phần nào khỏa lấp sự thua thiệt này, Mỹ đang tính sẽ dồn nguồn lực phát triển thế hệ mạng 6G. Mỹ hy vọng với việc đón đầu mạng 6G, nước này sẽ trở thành quốc gia dẫn đầu về công nghệ mạng của tương lai.
Hồi tháng 3/2019, Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC) đã bỏ phiếu nhất trí mở băng tần 95GHz đến 3THz để phục vụ phát triển mạng 6G hoặc 7G trong tương lai.
Tiến sỹ Ted Rappaport, người đi tiên phong nghiên cứu mạng không dây tại Đại học New York cùng các đồng nghiệp đã xuất bản một bài viết mới nhất về IEEE. Nhóm nghiên cứu tin rằng, phổ tần không dây sẽ còn tăng mạnh hơn nữa trong kỷ nguyên 6G. Theo đó, tần số sẽ tăng từ 100GHz (mạng 5G theo lý thuyết) lên tới 3THz khi triển khai mạng 6G.
Việc mở tần số lên tới THz sẽ cung cấp một không gian truyền sóng rộng hơn cho các ứng dụng không dây. Băng thông được mở rộng sẽ góp phần giúp tốc độ truyền các gói dữ liệu lớn chỉ mất chưa đầy vài giây. Thậm chí mạng 6G sẽ tạo ra tốc độ truyền dữ liệu nhanh tương đương với bộ não của con người.
Những ứng dụng của mạng 6G và việc mở rộng băng tần sẽ mang tới rất nhiều lợi ích. Đơn cử như việc huấn luyện drone, AI. Một chiếc drone kiêm vũ khí chiến đấu hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế về khả năng tính toán do giới hạn kích thước.
Tuy nhiên trong kỷ nguyên mạng 6G với sự hỗ trợ của các thiết bị điều khiển bằng AI từ xa, một chiếc drone có thể hiệu quả ngang một phi công lái máy bay chiến đấu. Mặc dù việc điều khiển drone bằng mạng 5G đã cho thấy những tiến bộ nhưng chỉ đến khi mạng 6G xuất hiện với khả năng chuyển tải dữ liệu và tính toán ngang với não người, chúng ta mới thấy công nghệ này hữu dụng đến nhường nào.
Rappaport hy vọng sẽ có nhiều thiết bị được hưởng lợi từ mạng 6G, ví dụ như camera quan sát ban đêm, radar độ phân giải cao hay công nghệ quét an ninh. Tốc độ băng thông ấn tượng cũng cho phép chúng ta chuyển đổi từ mạng cáp quang không dây, dựa vào chủ yếu hạ tầng mạng cáp quang sang kết nối mạng trung tâm với các mạng từ xa hay các trung tâm dữ liệu.
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích của công nghệ mạng 6G, vẫn còn nhiều vấn đề khác cần khắc phục. Ví dụ như việc thu nhỏ công nghệ cốt lõi và giải quyết tác động của quang phổ tới sức khỏe của con người. Ngoài ra, mạng 6G sẽ cần tới ăng-ten có khả năng định hướng cao, một phần vì chúng dễ bị nhiễu khi truyền qua bầu khí quyền, đặc biệt là với ăng-ten trên 800GHz.
Mặc dù vậy các nhà nghiên cứu cho biết, giống với các thách thức kỹ thuật khác trong quá khứ, những bất cập của mạng 6G sẽ sớm được giải quyết trong tương lai gần, ví dụ như giảm mức tiêu thụ điện năng khi truyền dữ liệu hay ăng ten có độ phủ sóng rộng trong khi kích thước ngày càng thu nhỏ hơn. Nếu giải quyết được hết những bài toán hóc búa này, một chiếc smartphone hỗ trợ 6G chắc chắn sẽ không bị quá dày và phù hợp với tất cả người dùng.
Tham khảo Gizchina
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng