Mạng lưới cáp Internet khổng lồ bao phủ Trái Đất sẽ là hệ thống đo địa chấn lớn nhất mà con người sở hữu
Ta đang nắm trong tay hệ thống xác định động đất khổng lồ mà chưa khai thác được hết.
- Chuyện lạ World Cup: Động đất xảy ra ở Mexico chỉ vì fan nhảy lên ăn mừng bàn vào lưới tuyển Đức
- Đố bạn: Động đất xảy ra thì máy bay có bị ảnh hưởng không?
- Trung Quốc xây dựng "mạng lưới bản đồ đám mây" với 2.000 trạm điều khiển để dự đoán động đất, độ chính xác lên đến 80%
- Những hình ảnh xúc động về cuộc đời của Sudan, con tê giác trắng đực cuối cùng trên trái đất
- AI giúp các nhà địa chất học phát hiện dấu hiệu động đất trước giờ chưa từng được biết
Sự thật hiển nhiên: Mạng Internet không phải là những thứ ứng dụng Facebook, Instagram hay YouTube bạn đang dùng, nó là mạng lưới cáp cung cấp tín hiệu bao trùm thế giới, vẫn nằm ngầm dưới đáy biển, trải dài tới 885.000 km.
Sự thật không phải ai cũng biết: mục đích của mạng lưới khổng lồ này không chỉ là cung cấp thông tin, nó còn là một cơ hở hạ tầng cho phép chúng ta phát hiện ra động đất. Đây là kết luận của một nghiên cứu mới được thực hiện.
Philippe Jousset, nhà núi lửa học tới từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học địa chất Đức – người đứng đầu nghiên cứu trên, đã truyền đi một tia laser dọc đường cáp ngầm dài 15 kilomet tại Iceland để thông qua nó, đo hoạt động địa chấn.
"Số đo chúng tôi thu được cho thấy những đường cáp ngầm đưa về những tín hiệu có thể chia thành từng điểm, cứ mỗi 4 mét truyền về một lần", nhà nghiên cứu Jousset nói. "Tỉ lệ này dày đặc hơn bất cứ mạng lưới đo đạc địa chấn học nào trên thế giới".
Với chúng ta thì là mới, nhưng bản thân khái niệm này đã được nghĩ tới trước đây rồi. Nhiều năm trời, trong nỗ lực tận dụng mạng Internet trải khắp thế giới làm một hệ thống đo đạc hoạt động địa chất, có một nghiên cứu duy nhất mới được đăng tải ngay tháng vừa rồi cho thấy các đường cáp quang có thể phát hiện ra địa chấn cách địa điểm đặt dây khoảng 18.500 mét.
Thử nghiệm của Jousset và đội ngũ nghiên cứu là dự án tiên phong trong việc đo đạc địa chấn bằng công cụ đặc biệt này. "Số liệu thu thập được thông qua đường cáp quang nằm trong lòng đất có độ chính xác chưa từng thấy", giáo sư Jousset nói, giải thích rằng về cơ bản, cách đo này chẳng khác gì cứ 4 mét lại đặt một thiết bị đo địa chấn.
Hiện tại, các máy đo địa chấn quá đắt đỏ mà lại còn đặt rải rác cả trên cạn và dưới nước. Phương pháp đo đạc mới này sẽ cho ta một cách thức phát hiện đại chấn vừa rẻ lại vừa hiệu quả, độ dày đặc của cáp quang Internet sẽ cho ta một hệ thống đo địa chấn chính xác, phát hiện ra những địa chấn trước đây có thể ta bỏ sót.
Ví dụ, ngay tháng vừa rồi, các nhà khoa học thông báo rằng những cơn địa chấn tại Nam Cực thực ra là xảy ra như cơm bữa. Những đo đạc trước đây gợi ý rằng nó rất hiếm xảy ra, hóa ra chỉ là do ta thiếu dữ liệu nên đã kết luận vây thôi.
Mạng lưới dây cáp cung cấp Internet sẽ phát hiện sớm động đất, cho ta một lời cảnh báo sớm chưa từng có để sẵn sàng hơn với thảm họa tự nhiên này. Bên cạnh đó, với dữ liệu thu về ngày một nhiều hơn, ta sẽ càng nghiên cứu được sâu hơn hoạt động địa chất của chính hành tinh mình đang sinh sống.
"Các nhà khoa học có thể thử nghiệm phương pháp mới và xử lý các thông tin thu thập được, qua đó có được những kết quả chính xác hơn, so với những thông tin thu thập được ở các máy đo địa chấn cũ", báo cáo khoa học ghi rõ.
Tuy nhiên, khoa học là phải từng bước thử nghiệm nghiên cứu mới ra được sản phẩm cuối cùng, nên vẫn cần thời gian để ta khẳng định được ưu thế của hệ thống phát hiện địa chấn khổng lồ này. Không khi ngờ gì các nhà khoa học đang rất phấn chấn, khi mà ta đã có sẵn một hệ thống phát hiện địa chấn khổng lồ mà giờ mới dùng.
"Một cuộc cách mạng trong công nghệ phát hiện địa chấn đang diễn ra, ta có thể có được những quan sát chưa từng có trước đây về các cơn động đất cũng như ảnh hưởng của chúng", nhà địa chất học Elizabeth Cochran nói về nghiên cứu đáng chú ý trên.
"Những tiến bộ về cảm biết cho phép ta quan sát hoạt động địa chất trong thời gian thực, tăng khả năng phản ứng khi xảy ra sự cố và đưa hiểu biết về bản chất của địa chấn đi xa hơn".
Nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí Nature.
Tham khảo Science Alert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng