Mạnh nhất trong 20 năm, bão mặt trời năm nay có thể "nướng cháy" cả điện thoại trên tay: Thực hư ra sao?
Bão mặt trời lớn nhất được biết đến trong lịch sử, được gọi là Sự kiện Carrington năm 1859, từng khiến các trạm điện báo phát tia lửa và bốc cháy. Với điện thoại thì sao?
- Chạy được 1 km trong 2 phút 30 giây, bạn sẽ sống thọ hơn 5 năm so với mặt bằng chung dân số
- Người khuyết tật có thể trở thành phi hành gia
- Miền Bắc vẫn liên tục đón gió Đông Bắc, nhiệt độ Hà Nội có ngày giảm mạnh
- Đâu là nguyên nhân dẫn đến mối thù truyền kiếp hàng thế kỷ giữa con người và voi châu Á?
- Khám phá bí mật của 'kho thịt di động' trên đồng cỏ châu Phi!
Khi các chuyên gia cảnh báo cơn bão mặt trời bất thường cuối tuần này có thể làm gián đoạn một số công nghệ quan trọng nhất mà con người đang sử dụng, nhiều người đã lo lắng về việc điện thoại của họ sẽ bị "chiên giòn" do tác động kinh khủng của cơn bão.
Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), đây là bão mặt trời lớn nhất trong 20 năm qua, với "ít nhất 5 vụ phun trào nhật hoa hướng về trái đất".
Bức xạ từ hoạt động này bắt đầu chạm vào từ trường trái đất vào thứ Sáu và sẽ kéo dài đến hết cuối tuần. NOAA đã nâng cấp cơn bão lên cấp cao nhất - G5 hay "cực đoan", đánh dấu mức độ lớn nhất kể từ tháng 10/2003.
Cảnh báo của NOAA cho thấy cơn bão có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự sống trên trái đất, nhưng nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng thế nào đến chính chiếc điện thoại bạn cầm trên tay?
Tác động đến liên lạc, viễn thông
Hiện tượng mà NOAA đang nói đến liên quan đến việc giải phóng năng lượng từ mặt trời truyền qua không gian và cuối cùng đến Trái đất.
Khi bức xạ chạm vào cầu từ trường xung quanh hành tinh, nó sẽ gây ra những biến động trong tầng điện ly, ảnh hưởng trực tiếp đến vệ tinh và các tàu vũ trụ trên quỹ đạo, làm thay đổi hướng hoặc có khả năng làm hỏng thiết bị điện tử cấu thành.
Bên cạnh đó, những thay đổi ở tầng điện ly có thể chặn hoặc làm suy giảm các đường truyền vô tuyến đang đi qua bầu khí quyển để đến được các vệ tinh. Và chúng cũng có thể ngăn chặn việc truyền sóng vô tuyến thoát ra khỏi tầng điện ly thành công – điều mà một số nhà khai thác vô tuyến thường làm để tăng phạm vi tín hiệu.
Vì vệ tinh GPS phụ thuộc vào tín hiệu xuyên qua tầng điện ly, nên nhiễu loạn địa từ mà các nhà khoa học dự đoán có thể ảnh hưởng đến công nghệ quan trọng được sử dụng bởi máy bay, tàu viễn dương và trong các ngành công nghiệp nông nghiệp, dầu khí.
Ngoài ra, tác động còn ảnh hưởng đến truyền sóng vô tuyến ngắn được sử dụng bởi tàu và máy bay, các cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp, quân đội và thậm chí cả đài phát nghiệp dư, tất cả đều dựa vào sóng vô tuyến tần số cao mà NOAA cho biết có thể bị cơn bão phân tán.
Còn điện thoại thì sao?
Mạng không dây của người dùng điện thoại dựa vào các tần số vô tuyến khác với dải tần số cao, có vẻ như cơn bão sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến dịch vụ di động.
Các tính năng GPS trên điện thoại cũng thường sử dụng kết hợp GPS thuần túy và theo dõi vị trí dựa trên tháp viễn thông, nên ngay cả khi tín hiệu GPS bị gián đoạn, người dùng điện thoại vẫn có thể duy trì vị trí sơ bộ.
Miễn là cơ sở hạ tầng điện cơ bản hỗ trợ mạng không dây không bị ảnh hưởng, ngay cả một sự kiện thời tiết khắc nghiệt trong không gian cũng chỉ dẫn đến "tác động trực tiếp tối thiểu đến các dịch vụ vô tuyến và di động thương mại trong ngưỡng an toàn… và không có tác động đến các thiết bị điện tử tiêu dùng", CNN dẫn lời từ các nhà nghiên cứu cho biết.
Hôm qua, các quan chức của NOAA cũng nhắc lại rằng tác động đối với điện thoại di động vào cuối tuần này sẽ không đáng kể, trừ khi có sự gián đoạn lớn đối với lưới điện.
"Trước đây, chúng tôi chưa thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy một cơn bão thời tiết không gian có thể ảnh hưởng đến điều đó", Brent Gordon, giám đốc chi nhánh Dịch vụ Thời tiết Không gian nhấn mạnh.
Mất điện mới là điều nguy hiểm
Theo NOAA, thời tiết không gian khắc nghiệt có thể gây nguy hiểm cho lưới điện.
Năm 1989, một sự kiện thời tiết không gian đã dẫn tới tình trạng mất điện trên diện rộng ở Quebec, Canada trong hơn 9 giờ sau khi biến động địa từ làm hỏng máy biến áp và các thiết bị quan trọng khác.
SWPC cho biết vào tháng 10, một cơn bão địa từ cực mạnh đã dẫn đến mất điện ở Thụy Điển và làm hư hỏng các máy biến áp ở Nam Phi.
Không phải ngẫu nhiên nhiều người lo lắng việc điện thoại bị "chiên giòn" vì bão mặt trời. Quay lại quá khứ, cơn bão địa từ lớn nhất được biết đến trong lịch sử, được gọi là Sự kiện Carrington năm 1859, từng khiến các trạm điện báo phát tia lửa và bốc cháy. Bạn không nghe nhầm, nó thực sự đã bốc cháy vì bão mặt trời.
Việc mất điện lưới có thể gây ra những ảnh hưởng liên tục cho thông tin liên lạc và các công nghệ khác, bao gồm cả điện thoại di động. Các tháp di động có thể bị mất điện, các trung tâm dữ liệu lưu trữ các trang web và thông tin cũng ngừng hoạt động.
Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp dịch vụ mạng không dây đã duy trì các máy phát điện dự phòng và tháp viễn thông mà họ có thể triển khai trong trường hợp xảy ra thảm họa thiên nhiên hoặc sự cố lớn khác.
Do đó, lời khuyên dành cho mọi người là không nên lo lắng về việc điện thoại sẽ bị hỏng vì bão điện từ mà hãy chuẩn bị trước cho nguy cơ mất điện, thứ khiến mọi hoạt động bị ngừng trệ và thiệt hại về kinh tế.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng