Mark Zuckerberg có thể đang mắc sai lầm nghiêm trọng: Buông tay vũ trụ ảo để Apple tiến lên, giấc mơ vô địch thiên hạ sắp rơi vào tay Tim Cook
2 thiên tài Mark Zuckerberg và Tim Cook đang chọn những hướng đi trái ngược với vũ trụ ảo. Thời gian sẽ trả lời xem ai là người thành công.
Trong cuộc họp tháng trước, giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đã ở thế phòng thủ. Metaverse, tầm nhìn về một thực tế ảo bao trùm toàn cầu mà vị CEO này từng đặt cược, đã bị soán ngôi bởi một thứ công nghệ cường điệu hơn: AI.
Các chuyên gia nhận thấy bản thân Meta đã thay đổi. Không còn coi metaverse là lĩnh vực tăng trưởng cần được ưu tiên cao như hồi tháng 11 năm ngoái, tập đoàn này giờ đây dành mối quan tâm đặc biệt cho AI, thậm chí gọi nó là “khoản đầu tư lớn nhất”.
“Người ta nghĩ chúng tôi không còn tập trung vào metaverse nữa. Điều này không chính xác. Chúng tôi đã tập trung vào AI và metaverse trong nhiều năm nay và tiếp tục làm như vậy. Metaverse là dự án dài hạn. Cơ sở lý luận của nó vẫn không thay đổi và chúng tôi vẫn cam kết thực hiện”, đại diện Meta nói.
Tuy nhiên, hơn 18 tháng sau khi Facebook đổi tên thành Meta và tin rằng “metaverse sẽ là sự kế thừa của internet di động”, viễn cảnh Mark Zuckerberg hằng mơ dường như không còn tồn tại.
Theo The Guardian, Meta thậm chí đã phải vật lộn để vạch rõ định hướng. Trong một bài blog đăng tải hồi tháng 5 năm ngoái, Nick Clegg, chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta, chỉ dùng những từ ngữ hết sức mơ hồ để mô tả tham vọng.
“Metaverse là một sự tiến hóa hợp lý. Đó là thế hệ tiếp theo của Internet - một trải nghiệm 3D sống động hơn. Chất lượng của nó phụ thuộc vào cảm giác, sống động hệt như bạn đang ở ngay trong thế giới ảo. Phiên bản đầu tiên đã xuất hiện trong các trò chơi như Roblox, Minecraft và Fortnite; kết hợp cả thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)”, Nick Clegg nói, sau đó mở rộng định nghĩa metaverse để tránh né chỉ trích và lập luận rằng đây vẫn là thị trường hứa hẹn.
Trong một báo cáo mới đây, công ty tư vấn Deloitte cho rằng metaverse có thể đóng góp từ 40 tỷ đến 75 tỷ bảng vào tổng sản phẩm quốc nội Vương quốc Anh vào năm 2035. Báo cáo dài 25 trang, lập luận một cách lạc quan rằng “có rất nhiều cơ hội cho nước Anh với tư cách là người đi đầu trong lĩnh vực metaverse”. Định nghĩa mơ hồ như trong bài blog của Nick Clegg đã được Deloitte dẫn chứng.
Deloitte cũng nhấn mạnh “metaverse có thể giúp thay đổi môi trường lớp học, cho phép sinh viên tiết kiệm thời gian, chi phí di chuyển và mang lại lợi ích lớn cho khoảng 600.000 sinh viên quốc tế”.
Để thuyết phục các nhà đầu tư, Meta cần lập luận nhiều hơn thế, nhất là trong bối cảnh nội bộ cổ đông bắt đầu phản kháng. Sau cùng, bất chấp nhiều năm đầu tư, metaverse dường như chỉ mang lại hiệu quả kinh doanh cho độc một lĩnh vực: trò chơi điện tử.
Từng được kỳ vọng có thể trở thành chất xúc tác giúp tất cả bước vào một thế giới mới, sinh động và sáng tạo hơn, kính thực tế ảo Quest 2 của Meta chủ yếu phục vụ mục đích chơi game. Trong mắt người dùng, đây đích thị là một bảng điều khiển trò chơi, không hơn không kém.
Đúng là Meta có tham vọng lớn đối với kính VR và vai trò của chúng trong metaverse, song thực tế, các phần mềm được cài đặt trên Quest 2 đều là trò chơi. Các thiết bị như Oculus Rift, HTC Vive và PSVR cũng chủ yếu được dùng để giải trí thay vì làm cầu nối bước vào metaverse.
Theo các chuyên gia, việc Meta thúc đẩy Quest 2 trở thành một thiết bị metaverse chính hiệu đã không gây được tiếng vang đặc biệt.
“Thật đáng buồn, nhóm người tiêu dùng mua nó vào Giáng sinh năm ngoái lại không thực sự ưng ý”, Mark Rabkin nói, đồng thời cho biết khách hàng mong đợi nhiều hơn với Horizon Worlds.
Theo WSJ, Reality Labs vẫn chỉ là một doanh nghiệp nhỏ nhỏ bé so với các mảng kiếm lợi lớn cho hãng như Facebook hay Instagram, song lại tiêu tốn khá nhiều ngân sách.
“Nhiều báo cáo cho thấy Horizon Worlds mang lại trải nghiệm kém hấp dẫn và hầu hết chỉ tập trung vào các trò chơi”, chuyên gia phân tích truyền thông Paolo Pescatore của PP Foresight cho biết.
Theo các chuyên gia, thách thức đối với hoạt động kinh doanh cốt lõi của Meta đang ngày một nhiều, trong bối cảnh công ty tỷ USD này đang dồn tiền phát triển vũ trụ ảo. Khoản lỗ từ tham vọng “siêu ngược” của công ty dự kiến sẽ “tăng đáng kể” vào năm 2023, theo CNN.
Dẫu vậy, vẫn còn quá sớm để chê trách hoàn toàn tham vọng metaverse của Meta. Bản thân Apple cũng đặt nhiều kỳ vọng vào lĩnh vực này khi cho ra mắt bản demo kính thực tế ảo của riêng mình.
Rõ ràng, cách tiếp cận của nhà sản xuất iPhone khác hoàn toàn khác đối thủ. Với mức giá hàng nghìn USD, Apple đặt mục tiêu dài hạn là tạo ra một thiết bị sở hữu các tính năng vượt trội hơn hẳn thị trường.
Được biết, các kỹ sư và giám đốc điều hành đã dành nhiều tháng để chuẩn bị bài thuyết trình cho phiên bản demo. Một số đang thắc mắc về rủi ro trì hoãn kế hoạch, song hiện phía Apple chưa đưa ra bất kỳ lời khẳng định nào. Nhà Táo khuyết có thể sẽ thay đổi thời gian trình làng chính thức nếu cần thiết.
Ước tính phải đến tháng 9, Apple mới có thể sản xuất hàng loạt kính thực tế ảo. Lô hàng cho năm 2023 rơi vào khoảng 200.000 đến 300.000 chiếc, nhỏ hơn nhiều so với sản lượng các thế hệ iPhone và Apple Watch đầu tiên.
Thiết kế, độ nhạy và đồ họa sống động của cặp kính thực tế ảo mới được cho là có thể “thổi bay” sản phẩm VR của Facebook, Sony và HTC. Dự án này đã được ấp ủ và thực hiện trong suốt 7 năm với khoảng 2.000 nhân viên, trong đó có cả lãnh đạo trước đây từng chịu trách nhiệm phát triển VR cho NASA. Chính vì vậy, 10 sau sự thất bại của Google Glass, cặp kính nghiễm nhiên trở thành kỳ vọng lớn của tất cả những ai yêu mến nhà Táo khuyết.
Theo: The Guardian, WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng