Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối

    Vũ Huế, Theo helino 

    Dù không nói ra nhưng tâm thức người Nhật Bản dường như ngầm thỏa thuận: Đã kém cỏi thì đừng bước chân ra khỏi nhà.

    Định kiến khắc nghiệt này khiến cho không ít người trở nên mặc cảm, sợ hãi thế giới bên ngoài, nhốt mình trong phòng riêng, tránh né giao tiếp xã hội. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (Health, Labor and Welfare Ministry) Nhật Bản gọi họ là các hikikomori. Ước tính có tổng cộng 10 triệu hikikomori trên toàn bộ đất nước mặt trời mọc.

    Hikikomori: Hệ quả đáng tiếc của quan niệm sống coi trọng sự cống hiến

    Phải đến cuối những năm 1990, ở Nhật Bản mới xuất hiện cụm từ hikikomori. Nó là thuật ngữ được đặt bởi bác sĩ tâm thần Tamaki Saito (1961), dùng để chỉ những người trẻ tuổi tự nhốt mình trong phòng riêng từ 6 tháng trở lên.

    Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối - Ảnh 1.
    Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối - Ảnh 2.
    Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối - Ảnh 3.

    Hikikomori xuất hiện ở mọi giới tính, độ tuổi

    Cuối thập niên 1990 cũng là khoảng thời gian nền kinh tế của Nhật Bản rơi vào tình trạng trì trệ trầm trọng. Lực lượng lao động quá đông đảo, trong khi nhu cầu việc làm thì tụt dốc không phanh. Nó dẫn đến hệ quả sàng lọc công nhân viên tàn nhẫn nhất kể từ sau kết thúc Thế chiến II (1939-1945).

    Quan điểm sống của dân tộc Nhật Bản coi trọng sự đóng góp cho gia đình và xã hội. Họ đề cao những con người biết nhẫn nhịn chịu đựng, hy sinh vì lợi ích của cộng đồng, đất nước. Những năm sau Thế chiến II, tất cả lao động Nhật Bản đều sẵn lòng tăng ca, làm việc cật lực. Chính nhờ sự cố gắng không ngừng của họ, nền kinh tế Nhật Bản mới nhanh chóng vực dậy. Chỉ sau 5 năm, đất nước từ bị tàn phá tới mức ngang với "trở về thời kỳ đồ đá" đã bước chân vào cuộc đua "sánh vai với các cường quốc năm châu".

    Thế rồi đột ngột, thời kỳ bong bóng kinh tế (1986-1991) tan vỡ, kéo theo hàng loạt lao động mất việc làm.

    Không còn công ăn việc làm, nhiều người lao động cũng chẳng còn cách nào thể hiện sự cống hiến. Trong mắt người đời, họ trở thành những kẻ "thừa thãi", "vô giá trị". Xấu hổ và chán nản, không ít lao động thất nghiệp tự nhốt mình trong phòng riêng, oán thán cuộc đời.

    Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối - Ảnh 4.
    Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối - Ảnh 5.

    Đa phần đều là lao động thất nghiệp

    Tháng 1/2000, một hikikomori ở Niigata bị phát hiện đã bắt cóc một bé gái 9 tuổi, giữ làm con tin trong phòng mình suốt 9 năm. Tháng 5 cùng năm, một hikikomori 17 tuổi xuất hiện ở Saga, cầm dao cướp xe buýt. Anh ta đâm chết một hành khách và khiến 2 người khác bị thương. Kể từ lúc này, hikikomori còn bị người Nhật Bản đánh đồng với tội phạm bạo lực.

    Những số phận đáng thương, không dám ra khỏi phòng vì mặc cảm

    Nhắc tới hikikomori, đa phần mọi người thường hình dung: Đó là những thanh niên lười nhác, tính cách bất thường, "chết" vì ham chơi điện tử… Kỳ thực, phạm vi của hikikomori rộng hơn rất nhiều. Họ cũng không nhất thiết là người lười nhác, mê game, bạo lực, có vấn đề về mặt nhân cách…

    Trái lại, rất nhiều hikikomori là những công dân bình thường, nhưng thất nghiệp. Tuổi của họ dao động từ 15-64. Sau hơn 20 năm tìm hiểu về các hikikomori, nhà báo Masaki Ikegami đưa ra kết luận: Hikikomori là những người gặp khó khăn trong đời sống công việc, bị nhiều tổn thương trong mối quan hệ với đồng nghiệp tại chỗ làm.

    Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối - Ảnh 6.

    "Hikikomori là những người gặp khó khăn trong đời sống công việc, bị nhiều tổn thương trong mối quan hệ với cộng đồng" - nhà báo Masaki Ikegami

    Với độ tuổi thiếu niên, đa phần các hikikomori là những học sinh bị bắt nạt tại trường học, hoặc từng phải tạm nghỉ trong một thời gian dài (vì tai nạn, bệnh tật…). Sau khi quay trở lại lớp, các em này không bắt kịp trình độ học vấn, khó kết bạn, thành ra tự ti, buồn chán, không muốn đi học nữa.

    Ngoài ra, trong thế giới hikikomori còn một nhóm là người tàn tật, mắc các chứng bệnh rối loạn phát triển. Vì sợ bị bên ngoài biết sẽ nhạo báng, cả bản thân họ lẫn người nhà đều cố ý che giấu. Kenji Yamase (50 tuổi) là một trong số ấy. Ông hiện đang sống cùng mẹ già tuổi 80 ở Tokyo.

    Dù nỗ lực không ngừng, vẫn bị thế giới công việc loại trừ

    Bốn năm trước, Yamase mới được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD, thường xuất hiện từ thời niên thiếu). Chứng bệnh này khiến ông hay bị co giật, lơ đãng, khó bề tự chăm sóc bản thân.

    "Mẹ tôi nói rằng bà sẽ chăm lo cho tôi, nhưng mẹ đã già lắm rồi," – Yamase bộc bạch. "Tôi cảm thấy có lỗi với mẹ nhiều quá. Tôi đã ở cái tuổi lẽ ra phải biết tự lo cho bản thân từ lâu rồi".

    Yamase đã có biểu hiện ADHD từ khi còn nhỏ. Cả những năm trung cấp lẫn lên đại học, anh đều phải vất vả che giấu rất nhiều. Vì thời gian biểu của khoa luật quá kín, Yamase buộc phải nghỉ học vì sợ bị lộ. Anh tìm được việc làm, nhưng cũng vì ADHD mà không hoàn thành trách nhiệm được tử tế, cuối cùng phải xin nghỉ việc.

    Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối - Ảnh 7.

    Kenji Yamase, một hikikomori tuổi 50

    Trong suốt 30 năm, Yamase cứ lúc thì đi làm, lúc lại phải đóng cửa, ở im trong nhà. Ông giết thời gian bằng đọc sách và ngủ, nhưng luôn cảm thấy buồn chán. "Tôi cảm thấy lo lắng cho tương lai," – Yamase thừa nhận. "Nhưng nghĩ đến việc đi làm trở lại, tôi lại càng chán ghét. Tôi không muốn cứ tiếp tục, để rồi lại phải chịu đựng những trải nghiệm đau đớn khác."

    Dẫu vậy, cứ có cơ hội là Yamase lại lập tức thử sức. "Tại sao ấy ư?" – Yamase tiếp tục. "Đó là vì tôi cho rằng mình sẽ không thất bại nữa. Nhưng rồi bất chấp việc tôi có cố gắng đến đâu, kết quả vẫn chỉ có một. Ở nhà tuy rất chán, song dẫu sao vẫn tốt hơn là ra bên ngoài và đi làm."

    Nỗi tự ti là người thừa, kẻ thất bại luôn thường trực

    Hikikomori cũng không ngoại trừ những người có thực lực, ví dụ như trường hợp của Naohiro Kimura (35 tuổi). Thuở trung học, Kimura là con ngoan trò giỏi. Anh muốn thi vào đại học luật, nhưng bị cha từ chối chu cấp.

    Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối - Ảnh 8.

    Naohiro Kimura, hikikomori 37 tuổi

    Dù không được cha ủng hộ, Kimura vẫn cố gắng tự ôn tập ở nhà. Anh chăm chỉ học 10 tiếng/ngày, thi đậu và tốt nghiệp đại học luật mơ ước. Khổ nỗi, Kimura lại không kiếm được việc làm.

    "Nếu bạn đã tốt nghiệp một trường đại học ở Nhật Bản mà lại không kiếm được việc làm, mọi người sẽ nhìn với ánh mắt như thể muốn hỏi: Cậu đang sống cái kiểu gì vậy?" - Kimura bày tỏ.

    "Tôi cảm thấy xấu hổ và không muốn gặp bất cứ ai. Tôi ghét luôn việc nhìn thấy người khác đi làm. Bởi tôi sẽ so sánh bản thân với họ, và càng đau khổ hơn nữa."

    Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối - Ảnh 9.

    Cảm giác là "kẻ thất bại" khiến các hikikomori sợ hãi tiếp xúc với bên ngoài

    Bản thân Kimura không cho rằng mình là một hikikomori. Lý do là vì anh vẫn thỉnh thoảng dắt chó ra ngoài đi dạo. Nhưng, Kimura sống dựa vào cha mẹ đã 10 năm nay. Suốt ngày, anh ngây người cắm mặt vào màn hình chừng... 10 tiếng. Và Kimura cũng chỉ dám ra ngoài khi đêm đã khuya, lúc trên đường không còn một bóng người.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày