Mặt Trời trông sẽ như thế nào khi chúng ta quan sát tại một vị trí không phải là Trái Đất?
Hàng ngày, chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc lên từ hướng đông và trông như một chiếc đĩa ánh sáng khổng lồ hình tròn. Đó là cái nhìn khi chúng ta đứng tại Trái Đất, cách Mặt Trời 93 triệu dặm. Nếu chúng ta đang đứng tại một ngôi sao nào khác trong Thái Dương hệ thì Mặt Trời trông sẽ như thế nào?
Ron Miller, một họa sĩ minh họa có văn phòng tại Virginia, Mỹ đã dùng nhiều thập kỷ để mô tả không gian bên ngoài Trái Đất bằng ngôn ngữ của hội họa. Bằng các phương pháp toán học và tiến bộ của công nghệ, Ron Miller đã tạo ra được những bức ảnh kỹ thuật số mô tả những cái nhìn khác nhau về Mặt Trời khi chúng ta đứng tại các hành tinh khác nhau trong Thái Dương hệ.
Đây là bức ảnh Mặt Trời nhìn từ sao Thủy, với khoảng cách 36 triệu dặm so với Mặt Trời (bằng 1/3 khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trời). Tại sao Thủy, Mặt Trời phủ bóng lớn hơn 3 lần so với lúc chúng ta nhìn từ Trái Đất.
Có khoảng cách 67 triệu dặm đến Mặt Trời nhưng tại sao Kim bạn rất khó để thấy được Mặt Trời vì những đám mây axit sulfuric đậm đặc luôn che phủ cả bầu trời.
Mặt Trời nhìn từ Trái Đất (cách 93 triệu dặm), ở khoảng cách này Mặt Trăng và Mặt Trời có kích thước gần như tương đương nhau trên bầu trời. Chính vì vậy, khi Mặt Trăng đi qua vị trí giữa Mặt Trời và Trái Đất, chúng ta được quan sát một hiện tượng kì thú là Nhật thực.
Mặt trời nhìn từ sao Hỏa với khoảng cách 142 triệu dặm. Với khoảng cách này, mặt trời xuất hiện với kích thước khá nhỏ trên bầu trời đầy bụi bặm của sao Hỏa.
Mặt trời nhìn từ Europa, một trong những mặt trăng của sao Mộc với khoảng cách 484 triệu dặm, gấp 5,2 lần so với khoảng cách đến Mặt Trời từ Trái Đất. Kích thước Mặt Trời nhìn từ vị trí này nhỏ hơn 5 lần so với khi nhìn Trái Đất, ánh sáng từ Mặt Trời xuyên qua bầu khí quyển dày đặc của hành tinh giống như một vòng ánh sáng màu đỏ.
Mặt Trời nhìn từ sao Thổ với khoảng cách 888 triệu dặm, xa hơn từ Trái Đất 9,5 triệu lần. Ở đây, các tinh thể nước và các khí như amoniac khúc xạ ánh sáng mặt trời, tạo ra hiệu ứng quang học đẹp mắt. Dù ánh sáng Mặt Trời tại đây mờ hơn 100 lần so với ở Trái Đất nhưng nó vẫn quá sáng để nhìn trực tiếp bằng mắt người.
Mặt trời nhìn từ Ariel, một trong những mặt trăng của sao Thiên Vương. Khoảng cách từ Thiên Vương Tinh đến Mặt Trời là khoảng 1,8 tỷ dặm, gấp 19 lần so với khoảng cách từ Trái Đất.
Mặt trời nhìn từ Triton, một trong những mặt trăng của sao Hải Vương. Sao Hải Vương cách Mặt Trời 2,8 tỷ dặm, gấp 30 lần khoảng cách từ Trái Đất. Đám mây bụi và khí phun ra từ Triton phần nào làm lu mờ vầng Mặt Trời bé nhỏ trên bầu trời. Nói cách khác, Mặt trời nhìn từ đây chỉ có kích thước bằng 1/30 so với khi nhìn từ Trái Đất.
Mặt trời nhìn từ Pluto với khoảng cách 3,7 tỷ dặm, gấp 40 lần khoảng cách từ Trái Đất. Tại đây, ánh sáng Mặt Trời mờ hơn 1600 lần so với ở Trái Đất. Tuy nhiên, độ sáng này vẫn gấp 250 lần ánh sáng Mặt Trăng trong những đêm trăng tròn – đủ sức sáng hơn mọi đối tượng trên bầu trời và vẫn khó nhìn trực tiếp.
Tham khảo: huffingtonpost
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng