Đây là một phần của kế hoạch nhằm làm giảm rác thải nhựa của công ty.
Coke phát triển nhãn hiệu nước uống đóng chai của mình - Dasani - từ 20 năm trước. Hiện đây là hãng nước uống đóng chai bán chạy số một tại Mỹ, và nước uống đóng chai nói chung hiện cũng là loại đồ uống bán chạy số một tại đất nước này. Ngành công nghiệp nước đóng chai bán được hàng tỷ chai nước mỗi năm - và ai cũng biết rằng hầu hết những chai nước kia không thể tái chế được.
Nhưng nếu bạn muốn mua nước uống từ máy bán hàng tự động mới của Dasani, bạn sẽ không nhận được một chai nước nhựa đâu. Thực ra bạn thậm chí còn không thể mua được nước trừ khi mang theo chai riêng. Chiếc máy này, có tên là PureFill, là một trong 100 máy bán hàng tự động mà Dasani sẽ tung ra thị trường để thử nghiệm hướng đi mới nhằm giải quyết vấn đề rác thải nhựa mà hãng đã góp phần khá lớn gây ra. "Nó thực ra là một thử nghiệm để xem người ta thoải mái đến mức nào với hình thức bán hàng này" - Bruce Karas, Phó chủ tịch môi trường và bền vững tại Coca-Cola cho biết.
Máy bán hàng tự động này là một phần của các chiến lược mới được công ty công bố hôm kia, rằng hãng đang tìm cách giảm thiểu rác thải nhựa. Vào mùa thu tới, hãng sẽ bắt đầu bán Dasani trong các can nước bằng nhôm ở khu vực Đông Bắc nước Mỹ, sau đó sẽ mở rộng sang các khu vực khác vào năm sau, và tiếp tục tung ra các loại chai nhôm. Can nước bằng nhôm có khả năng tái chế cao hơn chai nhựa, và được làm từ vật liệu dễ tái chế hơn. (PepsiCo dự định bắt đầu thử nghiệm Aquafina trong can vào năm sau, và cũng sẽ bắt đầu sử dụng can nước đối với một số nhãn hiệu con khác. Các nhãn hiệu nhỏ, như Open Water, đã sử dụng các chai hoặc can nước bằng nhôm từ trước). "Chúng tôi là một công ty tiêu dùng, và nếu người tiêu dùng nói 'Chúng tôi thích dùng can nước', chúng tôi sẽ đưa can nước ra thị trường" - Karas nói. Dasani còn dự định tung ra một loại chai mới, sử dụng hỗn hợp nhự gốc thực vật và nhựa tái chế (một biến thể của PlantBottle của Coke), và hãng cũng đang góp sức vào công cuộc giảm lượng nhựa sử dụng trong các chai nước bằng cách làm ra những chai nước có khối lượng nhẹ hơn. Nhưng hướng đi đáng chú ý nhất là điều mà Karas và các hãng khác trong ngành công nghiệp gọi là "bán hàng không đóng gói".
"Dùng các loại chai có thể tái sử dụng là lựa chọn có tác động thấp duy nhất" - tổ chức phi lợi nhuận Anh Green Alliance cho biết. Họ còn nói rằng khi các công ty chuyển sang loại hình đóng gói khác, các loại vật liệu khác cũng sẽ buộc chúng ta phải đánh đổi. Ví dụ, khai thác nhôm tạo ra rác thải độc hại. Tại Mỹ, tỉ lệ tái chế nhôm đang giảm dần. Chai thủy tinh cũng có rác thải carbon từ quá trình sản xuất, và vì khối lượng của chúng nặng hơn, có nghĩa chúng cũng tạo ra nhiều khí thải hơn trong quá trình vận chuyển so với nhựa. "Các hệ thống bán nước tự động có thể và phải thay thế các chai nước nhựa dùng một lần" - Dianna Cohen, đồng sáng lập và CEO của tổ chức phi lợi nhuận Plastic Pollution, nói. "Đã đến lúc tất cả chúng ta nghĩ về việc 'tái chế' thay vì 'dùng một lần'".
Dasani chưa có kế hoạch loại bỏ hoàn toàn các chai dùng một lần, nhưng nếu hãng tung ra PureFill rộng rãi, thì sẽ có nhiều người tiêu dùng bắt đầu chuyển dần sang sử dụng các loại chai có thể tái sử dụng thường xuyên hơn. Công ty đã thử nghiệm một loạt các trạm PureFill tại các trường đại học, bắt đầu thí điểm tại Viện công nghệ Georgia, nơi sinh viên có thể sử dụng một ứng dụng để có được nước lọc miễn phí, hoặc trả một khoản phí nhỏ để mua nước có gas hoặc nước có vị. Đợt thí điểm thành công, và công ty đã mở rộng sang hai trường học khác. Đợt mở rộng tiếp theo sẽ là ở những nơi làm việc, với mô hình kinh doanh chắc chắn phải khác biệt hơn. (nhu cầu nước uống đóng chai của giới văn phòng thấp hơn, bởi họ đã có các loại máy làm mát nước, nhưng Dasanin nói rằng máy bán hàng tự động của hãng có thể mở rộng đến những nơi như sân bay; ví dụ sân bay San Francisco mới đây đã cấm nước đóng chai nhựa, và một số du khách tại đây sẽ chọn mua nước có gas trong một chiếc chai tái sử dụng được thay vì mua một món đồ uống khác). Đặc biệt, chiếc máy này liên kết với hệ thống nước địa phương - có nghĩa là các công ty có thể tránh việc xả khí thải khi vận chuyển nước trên những đoạn đường dài.
Chưa rõ nước uống kiểu này sẽ có thể thay thế nước đóng chai truyền thống đến đâu, bởi hiện có khá nhiều vòi uống nước công cộng, và doanh số của nước đóng chai vẫn tiếp tục tăng lên mặc cho mọi người ngày càng nhận thức được về ô nhiễm nhựa. Dasani còn tập trung vào các thị trường nơi các sản phẩm của hãng chưa bán ra dưới dạng chai, để tránh cạnh tranh với chính mình. Nhưng nếu marketing đã giúp tạo ra nhu cầu về nước đóng chai trước đây, biến một sản phẩm chỉ dùng được một lần này trở nên phổ biến vào cuối thế kỷ 20, thì có khả năng marketing cũng giúp thay đổi được thói quen đó. PepsiCo đang thử nghiệm một "nền tảng hydrat hóa" tương tự như Coke, với một máy phân phối và một ứng dụng. Các công ty sẽ tiếp tục thử đi thử lại các thiết kế và giá bán. Nhưng đây rõ ràng là một cơ hội kinh doanh đáng để nắm bắt: tổ chức phi lợi nhuận Ellen MacArthur Foundation ước tính thay thế chỉ 20% sản phẩm đóng gói bằng nhựa dùng một lần với chất liệu tái chế, bao gồm cả các trạm bán nước tự động, cũng sẽ mở ra một thị trường chưa ai khai thác trị giá 10 tỷ USD.
Tham khảo: FastCompany
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng