Máy tính kích thước bằng quả cam: 89 USD, hỗ trợ hiển thị ba màn 4K và mạnh gấp 10 lần Raspberry Pi 3
Dự án Udoo trên Kickstarter đã góp vốn vượt chỉ tiêu tới bốn lần cho một máy tính single board “Udoo X86” với một Braswell SoC 4 nhân, RAM 4GB, và tương thích với Arduino với một mô đun Curie.
Dự án Udoo.org của Seco đã gọi vốn thành công trên Kickstarter cho Udoo X86, máy tính single board sử dụng kiến trúc x86 thứ ba được gọi vốn từ cộng đồng mà không phải đến từ Intel hay AMD. Với một vi xử lí Intel Braswell, nó cũng trở thành bo mạch x86 mạnh mẽ nhất hiện nay cùng với một cấu hình phần cứng mở hoàn toàn.
Hiện Udoo x86 đã đạt mức gấp hơn bốn lần mục tiêu 100.000 USD của mình, và với 52 ngày còn lại, vẫn còn đó rất nhiều bo mạch tại mức giá thấp nhất. Với 89 USD, bạn sẽ có được Udoo X86 Basic với 2GB RAM và một SoC Atom x5-E8000, trong khi Udoo X86 Advanced có mức giá 129 USD, với 4GB RAM và một SoC Celeron N3160 mạnh mẽ hơn. Cả hai đều bao gồm eMMC 8GB và gửi hàng vào tháng 11. Máy tính bo mạch đơn này sẽ hỗ trợ Linux cũng như Android và Windows. Ngoài ra còn một phiên bản Udoo X86 Ultra “khủng” nhất sẽ được trang bị vi xử lý Pentium N3710 và 8GB RAM, với mức giá 209 USD.
Atom x5-E8000 và Celeron N3160 đều là hai SoC bốn nhân từ thế hệ Intel Braswell 14nm mới đây, với 2MB cache.
Trong khi những bo mạch với giá trên 89 USD như UP board chỉ trang bị x5-Z8300 với xung nhịp 1,33GHz với Burst Frequency 1,85GHz, thì Udoo X86 Basic được trang bị Atom x5-E8000 với xung nhịp 1,04GHz - Burst Frequency 2,0GHz. Và Celeron N3160 của phiên bản Advanced còn có xung nhịp 1,60GHz - Burst Frequency 2,24GHz.
Cả hai SoC Braswell này đều có những vượt trội so với thế hệ Cherry Trail như hỗ trợ SATA và khả năng cùng lúc hiển thị ba màn hình 4K. Tuy nhiên thì mức tiêu thụ điện năng lại cao hơn với 5W của Atom x5-E8000 và 6W của Celeron N3160.
Nhìn chung, tuy chỉ nhấn mạnh vào xung nhịp ở chế độ burst, dự án Udoo này vẫn thực sự là “maker board mạnh mẽ nhất từ trước đến giờ.” Theo điểm Sysbench cung cấp từ chính Udoo, Udoo X86 Advanced sẽ mạnh hơn Raspberry Pi 3 Model B tới 10 lần.
Mô đun Curie với kích thước một lá tem này sẽ đem tới khả năng tương thích với môi trường lập trình Arduino 101, để có thể kết nối với những bo mạch mở rộng và cảm biến. Mô đun này được kết nối với SoC Braswell qua một cổng USB nội bộ. Thiết kế này cho phép Curie có thể hoạt động khi CPU đang tắt, “và đánh thức nó khi có gì đó xảy ra,” trích từ dự án Udoo.
Dự án Udoo cung cấp ba lựa chọn add-on là starter kit, performance kit, và cluster kit. Starter kit sẽ bao gồm dây cáp, một adapter 12V, cũng như một vỏ bọc bằng acrylic, trong khi performance kit sẽ có thêm một SSD 32GB SATA, một mô đun WiFi-ac/Bluetooth 4.0. Cluster kit sẽ cung cấp 4 adapter 12V, cho phép thiết lập những cụm máy tính phục vụ tính toán hiệu suất cao.
Cùng với 8GB eMMC, Udoo X86 cũng bao gồm một khe microSD cũng như SATA 3 và M.2. Bo mạch có hai cổng DisplayPort và một cổng HDMI với CEC, sẽ cho phép bạn, lấy ví dụ, điều khiển máy tính từ xa. Bạn cũng sẽ có cổng S/PDIF, cũng như một jack âm thanh analog.
Một cổng Gigabit Ethernet cũng được trang bị nếu như bạn không sử dụng mô đun không dây, và mô đun Curie cũng hỗ trợ kết nối Bluetooth Low Energy. Những thành phần khác bao gồm ba cổng USB 3.0, một đầu nối GPIO 20 pin. Một pinout Arduino sẽ được điểu khiển bởi mô đun Curie, để có thể sử dụng với những interface bổ sung.
Cấu hình tổng quát của Udoo X86:
Tổng hợp.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng