Các nhà khoa học đang vội vã nghiên cứu để tìm ra cách thực tế nhằm phát hiện TATP trước khi nó được sử dụng để giết hại người vô tội.
Trong khi thế giới thương tiếc cho những người đã mất trong vụ tấn công ở Brussels vào tháng Ba 2016 vừa qua, lực lượng cảnh sát đang làm việc cật lực để tìm ra âm mưu của những kẻ khủng bố.
Tuy nhiên, một điều mà chính quyền thành phố Brussels dường như đã tìm ra là loại thuốc nổ mà những kẻ đánh bom tự sát sử dụng trong các vụ tấn công này.
Thứ Tư vừa qua, hãng tin AP cho biết, Frederic Van Leeuw, trưởng công tố viên của Bỉ trong vụ án này, nói với phóng viên rằng các nhà điều tra đã tìm thấy 33 pound (khoảng 15kg) thuốc nổ tự chế tại căn nhà được hai kẻ đánh bom sử dụng. Hai tên này đã đánh bom khu vực chờ của sân bay Brussels, kết hợp với vụ tấn công thứ ba trong khu tầu điện ngầm tại Bỉ, đã làm 34 người chết và ít nhất 270 người khác bị thương.
Theo ông Van Leeuw, thành phần chính của thuốc nổ được sử dụng, là một hợp chất được gọi là Triacetone Triperoxide , hay TATP – loại bột kết tinh khi được sử dụng để khủng bố sẽ trở thành cơn ác mộng cho các chính quyền.
Một chất bột trắng không ổn định
TATP là một hợp chất dễ dàng sản xuất nhưng rất khó phát hiện, cũng như cực kỳ không ổn định. Trên thực tế, TATP có thể phát nổ chỉ với một lực tác động bằng 80% so với lực tác động lên thuốc nổ TNT. (Đó là lý do tại sao nó được những tên khủng bố đặt cho biệt danh “Mẹ của Satan”).
TATP đã được sử dụng trong vụ “đánh bom giày” khét tiếng vào năm 2001 (dù thất bại), vụ khủng bố London năm 2005 và 2006. Theo các nhà nghiên cứu chất nổ tại Đại học Northeastern, hóa chất này cũng nằm trong quả bom phát nổ tại Đại học Oklahoma năm 2005 và Thành phố Texas năm 2006. Và gần đây nhất, loại thuốc nổ này cũng được sử dụng vào tháng Mười Một năm 2015 trong vụ tấn công khủng bố ở Paris.
“TATP và các chất nổ khác thuộc họ Peroxide được sử dụng rộng rãi bởi các tổ chức khủng bố trên thế giới, bởi vì chúng rất dễ chuẩn bị và khó phát hiện ra.” Ehud Keinan, nhà hóa học tại Học viện công nghệ Technion -Israel cho biết.
Bạn có thể nhận thấy điều này ở hai loại hóa chất trong tên đầy đủ của TATP, Triacetone Triperoxide – những thành phần của hóa chất này bạn có thể tìm thấy ở các quầy mỹ phẩm thuộc cửa hàng thuốc ở địa phương và trong hộp đồ cấp cứu.
“TATP có thể dễ dàng được chuẩn bị trong một phòng thí nghiệm dưới tầng hầm, sử dụng những vật liệu có sẵn và rất dễ mua được.” Theo báo cáo của tổ chức GlobalSecurity cho biết. “Nó cũng rất dễ thổi bay bạn khi bạn đang sản xuất nó.”
Năm ngoái, Jimmie Oxley, một nhà nghiên cứu về chất nổ tại trường Đại học Rhode Island, nói với phóng viên trang Tech Insider bằng email rằng, sản xuất TATP dễ như “nướng bánh” vậy.
“Chúng tôi đã làm rất nhiều thử nghiệm để ngăn chặn quá trình tổng hợp của nó,” Oxley, người đã thí nghiệm với thêm một số chất đánh dấu vào Hydro Peroxide, với hy vọng có thể tìm ra được các cơ sở tự sản xuất TATP tại nhà. “Nó không dễ để làm và các thành phần rất phổ biến.”
Hóa chất của cơn ác mộng
Một nguyên nhân làm cho TATP rất khó phát hiện ra là vì nó không chứa Nitơ, một thành phần quan trọng của các bom tự chế “làm từ phân bón”, vốn rất dễ để các máy quét an ninh nhận ra.
Mô hình hóa học của TATP, với Oxy (màu đỏ), Carbon (màu đen) và Hydro (màu trắng).
Mỗi phân tử chỉ chứa Hydro, Oxi và Carbon – một vài trong số các nguyên tố phổ biến nhất trên hành tinh – có hình dạng như một vòng kín. Sức công phá của TATP được các nhà khoa học phát hiện ra từ năm 1895. Không giống như các loại vật liệu nổ có chứa Nitơ, vốn tích trữ năng lượng trong quá trình sản xuất thành chất gây nổ, TATP có thể được làm tại nhiệt độ phòng – không cần có ngọn lửa.
Vậy năng lượng phát nổ của hóa chất này đến từ đâu, nếu không phải do nhiệt?
Mãi đến năm 2005, Keinan mới hình dung ra cơ chế phát nổ của TATP, nó giống một vụ nổ khí nén hơn một quả bom cháy. Khi một tinh thể của chất nổ bị va đập đủ mạnh, mỗi phân tử chất rắn ngay lập tức phá vỡ thành bốn phân tử khí.
“Cho dù khí sinh ra tại nhiệt độ phòng, nhưng nó có mật độ như chất rắn, và số phân tử nhiều hơn gấp bốn lần, vì vậy nó sẽ tạo ra áp suất gấp 200 lần không khí xung quanh.” Theo tài liệu nghiên cứu về TATP của Keinan và đồng nghiệp vào năm 2005.
“Áp lực khổng lồ này – tương đương một tấn rưỡi trên mỗi inch vuông (1 inch tương đương 2,5 cm) – khi thoát ra sẽ tạo thành lực công phá của vụ nổ,” tương đương với thuốc nổ TNT, theo như báo cáo.
“Trong một vụ nổ TATP, các phân tử khí truyền năng lượng chuyển động của mình ra xung quanh, trong quá trình đó, chúng sẽ tạo ra sóng xung kích, phá hủy khu vực xung quanh.”
Chúng ta có thể phát hiện ra chúng không?
Các nhà khoa học đang vội vã nghiên cứu để tìm ra cách thực tế nhằm phát hiện TATP trước khi nó được sử dụng để giết hại người vô tội.
ACRO P.E.T, thiết bị phát hiện chất Peroxide.
ACRO Security Technologies, một công ty được thành lập bởi Keinan, đã tạo ra một “dụng cụ phát hiện thuốc nổ peroxide” dùng một lần với kích thước chỉ bằng cây bút, được gọi là ACRO-P.E.T.
“ACRO-P.E.T cho chúng ta câu trả lời ngay lập tức rằng liệu loại vật liệu đáng ngờ có thể được phát hiện ở chỗ nào đó hay không … dù thậm chí chỉ chứa một lượng vô cùng nhỏ loại thuốc nổ bằng chất peroxide này.” Keinan nói với trang The Future of Things biết.
Những nhà nghiên cứu khác đi theo hướng phát hiện chất TATP khi nó đang được vận chuyển, mà không cần thử nghiệm hóa chất trực tiếp như thiết bị của Keinan.
Ví dụ, trong năm 2011, các nhà khoa học tại Hitachi, Nhật Bản đã tạo ra một cỗ máy có thể hấp thụ không khí quanh một hành khách, và trong vòng hai giây nó có thể “đánh hơi” được một lượng nhỏ TATP.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đức cũng thông báo trong năm 2015 rằng, một lượng lớn TATP có thể được phát hiện khi đi trên đường. Do hóa chất này rất nhạy với va đập, nên nó thường được hòa tan vào một chất lỏng đặc biệt khi di chuyển – và mùi đặc trưng của chất lỏng đó là những gì họ hy vọng máy quét an ninh trong tương lai có thể đánh hơi được.
Tham khảo Tech Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng