Metro Hà Nội: Tuyến 20.000 tỷ đồng đi vào hoạt động năm 2021 dùng công nghệ Trung Quốc, tuyến 35.000 tỷ sắp vận hành dùng công nghệ gì?
Ngày 8/8, đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội chính thức khai thác thương mại từ sau gần 15 năm thi công.
- Kiểm tra 'cặp đôi' robot TBM khổng lồ phục vụ khoan hầm Metro ngày 30/7
- Tham vọng BYD không dừng ở xe điện hay biên giới Trung Quốc: Bắt đầu làm tàu điện trên cao từ năm 2016, 1 tiếng sạc đi được 200km, vừa xuất xưởng 1 lô 5 toa đi Brazil
- Trung Quốc chính thức vận hành hệ thống “siêu tàu điện ngầm” mới toanh khiến thế giới trầm trồ: Vận tốc tối đa 200 km/h, đi liền 5 thành phố trong 1 ngày, hành khách sáng lên núi chiều xuống biển
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông
Tính đến nay, Hà Nội đã có tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được đưa vào khai thai thương mại. Nhà thầu tuyến Cát Linh - Hà Đông là tập đoàn EPC Cục 6 đường sắt Trung Quốc, được khởi công từ ngày 10/10/2011 và khai thác thương mại nào 6/11/2021. Tuyến dài 13,1km (gồm 12 ga trên cao) với tổng mức đầu tư là 886 triệu USD (khoảng hơn 20.000 tỷ đồng), từ vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước.
Tuyến này có số lượng 13 đoàn tàu (mỗi tàu có 4 toa). Chạy với tốc độ trung bình 35km/h (tối đa 80km/h). Năng lực vận chuyển 1.362 khách/tàu. Hãng sản xuất tàu là Công ty TNHH Trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh (Trung Quốc).
Theo Phó trưởng ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), t uyến Cát Linh - Hà Đông được thiết kế và thi công các thiết bị theo tiêu chuẩn Trung Quốc . Đoàn tàu sử dụng công nghệ động cơ phân tán, gồm 8 động cơ được đặt ở khoang giữa.
Về mức độ tự động hóa, đường sắt Cát Linh - Hà Đông được thiết kế với mức 2,5/5 theo tiêu chuẩn thế giới, nghĩa là vẫn cần người lái tàu. Trung tâm chỉ huy tự động ra lệnh cho tàu chạy ở tốc độ tối đa và tối thiểu dựa trên tín hiệu thu phát tự động.
Trên khoang lái, thông tin hiển thị tự động giúp lái tàu biết khi cần tăng hoặc giảm tốc. Hệ thống tự động khống chế tốc độ của tàu và gồm 3 hệ thống con đảm bảo giám sát, khống chế vận hành và tự động hóa. Hệ thống này giúp khống chế giãn cách các đoàn tàu, ngăn rủi ro vượt tốc độ và chọn phương án vận hành tối ưu.
Tàu Cát Linh - Hà Đông được trang bị hệ thống thông tin liên lạc qua cáp sợi quang, hệ thống thông tin vô tuyến với ăng ten phủ sóng mạnh và hệ thống camera giám sát trên tuyến cũng như tại trung tâm điều hành.
Tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội
Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5km, trong đó có 8,5km trên cao và 4,5km ngầm. Tàu có tốc độ kỹ thuật 80km/h. Tuyến đường sắt đô thị này được khởi công ngày 10/10/2010 với vốn vay ODA của Pháp và ngân sách TP Hà Nội với tổng mức đầu tư gần 35.000 tỷ đồng, có số lượng 10 đoàn tàu, mỗi đoàn có 4 khoang. Trung bình có 850 - 950 khách/tàu. Hãng sản xuất tàu là Tập đoàn Alstom (Pháp). Nhà thầu là Hyundai E & C (Hàn Quốc) và Ghella S.p.A (Ý).
Từ sáng 8/8, đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội sẽ được vận hành thương mại sau 14 năm xây dựng. Thời gian chạy tàu từ 5h30 đến 22h, tần suất 10 phút một chuyến tại tất cả nhà ga trên cao. "Trong 15 ngày vận hành miễn phí, người dân sẽ được tiếp cận tuyến đường sắt đô thị mới, có thể hình dung lộ trình sinh hoạt của bản thân" - lãnh đạo MRB thông tin thêm.
Về công nghệ xây dựng, tuyến Nhổn - ga Hà Nội được thi công theo tiêu chuẩn châu Âu, các thiết bị của tuyến đều do hãng của châu Âu sản xuất . Với đoạn ngầm, hiện nay, công nhân đang tập trung thi công kết cấu khu vực ga ngầm để chuẩn bị cho máy khoan hầm robot làm việc. Nhà thầu đã chính thức vận hành robot khoan hầm công nghệ (TBM) vào 30/7.
Bộ đôi robot công nghệ mang tên 'Thần tốc' và 'Táo báo' được nhập từ Đức về Việt Nam để làm đường hầm dài 4,5km của tuyến đường sắt Nhổn ga - Hà Nội. Mỗi máy có chiều dài hơn 90m, nặng khoảng 850 tấn, đủ để chứa thiết bị và công nhân vận hành.
Robot đào hầm là cỗ máy do hãng Herrenkecht (Đức) chế tạo với công nghệ TBM (Tunnel Boring Machine). Máy có nhiều bộ phận phức tạp như đầu cắt, khiên đào, tay trộn, buồng điều áp, xi lanh đẩy, hệ thống vận chuyển đất thải...
Máy TBM hoạt động trên nguyên lý cân bằng áp lực đất. Phía sau khiên đào được bố trí một vách ngăn kín. Đất từ khiên đào sẽ rơi vào khoang kín và tạo ra sự cân bằng áp lực giữa đất đào và đất chưa đào, làm cho gương đào ổn định và không sạt lở. Áp lực của đất trong khoang cân bằng được theo dõi bởi các thiết bị đặc biệt đặt trực tiếp trong thân máy.
Cùng với đó, công nghệ của đoàn tàu đặc biệt quan tâm lợi ích của người sử dụng. Trong đó hệ thống toa tàu được sản xuất theo công nghệ hiện đại nhất của Pháp và các nước châu Âu hiện nay. Công nghệ này đã được sử dụng 25% hệ thống Metro trên thế giới.
Đại diện Liên danh nhà thầu Pháp khẳng định, toa tàu dùng cho tuyến metro số 3 là loại hiện đại nhất do họ cung cấp, hiện cũng được sử dụng tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất) và 25 thành phố khác trên thế giới. Hệ thống thông tin hiện đại, đường truyền tự động theo tiêu chuẩn cao được sử dụng trong tuyến này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành của tàu đô thị.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng