Mặt tối của gã khổng lồ phần mềm
Ngày 20-3 (giờ địa phương), Phó Chủ tịch Tập đoàn phần mềm Microsoft John Frank thông báo Microsoft sẽ hợp tác chặt chẽ với cơ quan điều tra Mỹ.
Theo báo Wall Street Journal (Mỹ), năm 2012, một nhân viên cũ của chi nhánh Microsoft tại Trung Quốcđã tố cáo một cán bộ của Microsoft ở Trung Quốc đã chỉ đạo hối lộ cho các quan chức để ký hợp đồng bán phần mềm. Sau đó, Microsoft đã thuê luật sư điều tra nội bộ trong 10 tháng nhưng không phát hiện sai phạm. Người tố cáo từng có tranh chấp lao động với Microsoft vào năm 2008.
Ngoài Trung Quốc, cơ quan điều tra Mỹ cũng đang xem xét liệu Microsoft có chủ trương đưa tiền hối lộ để có hợp đồng bán phần mềm với Bộ Truyền thông tại Romania; và Microsoft tại Ý có sử dụng các chuyên viên tư vấn để chuyển quà cáp cho các quan chức để đạt được thỏa thuận kinh doanh với chính phủ.
Bộ Truyền thông Romania khẳng định Bộ không hề bí mật dàn xếp kinh doanh giữa Microsoft và các bên trung gian. Trong khi đó, Phó Chủ tịch John Frank khẳng định Microsoft đã đầu tư rất nhiều tiền trong công tác đào tạo và giám sát để bảo đảm hoạt động kinh doanh tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và luật pháp ở mức độ cao nhất. Tuy nhiên, ông thừa nhận Microsoft đang quản lý 98.000 nhân viên và có quan hệ với 640.000 đối tác trên toàn cầu nên khó nói không sai sót.
Giáo sư Mike Koehler ở ĐH Southern Illinois (Mỹ) nhận định Microsoft đã gia nhập danh sách 100 công ty bị điều tra về vi phạm Luật chống hối lộ quan chức nước ngoài (FCPA) năm 1977. Tại Mỹ, do các công ty vi phạm đều chủ động giải quyết nên hiếm khi bị đưa ra xét xử.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng