[Microsoft Build 2018] Microsoft đi đầu trong bảo vệ thiết bị smarthome với dự án chip Azure Sphere
Azure Sphere sẽ đối mặt với vấn đề bảo mật trong một khía cạnh đang phát triển, còn rất mới và là một mảnh đất màu mỡ với cả các nhà phát triển lẫn hacker.
- [Microsoft Build 2018] Microsoft khởi động chương trình trị giá 25 triệu đô, sử dụng AI để hỗ trợ người khuyết tật
- [Microsoft Build 2018] Microsoft tuyên bố Dự án Brainwave sẽ biến Azure thành dịch vụ đám mây chạy AI thời gian thực nhanh nhất thế giới tại thời điểm hiện tại
- [Microsoft Build 2018] Windows 10 sẽ sớm cho phép bạn truy cập vào smartphone của bạn từ máy tính, hỗ trợ hệ điều hành Android và iOS
- [Microsoft Build 2018] Microsoft hợp tác với DJI của Trung Quốc, mang nền tảng đám mây Azure và AI lên các sản phẩm drone
- [Microsoft Build 2018] Lần đầu tiên, Microsoft trình diễn màn kết hợp giữa hai trợ lý ảo Cortana và Alexa
- [Microsoft Build 2018] Microsoft ra mắt một API duy nhất, kết hợp từ 4 dịch vụ nhận diện bằng AI liên quan đến giọng nói của mình
Nhiều năm nay, các chuyên gia bảo mật vẫn cảnh báo bạn rằng những thiết bị smarthome chính là mỏ khai thác của các hacker.
Tủ lạnh thông minh, nhiệt kế, hệ thống chiếu sáng, … đều là những thứ được thiết kế với tiêu chí tiện dụng đặt lên hàng đầu, vì thế chẳng mấy ai nghĩ tới việc bảo mật cho cái bóng đèn cả. Điều này lại đồng nghĩa với việc hacker có thể thông qua chính cái bóng đèn đấy, thâm nhập thông tin cá nhân của bạn hay đơn giản hơn, là chiếm quyền điều khiển và biến thiết bị của bạn thành một phần của một mạng lưới phục vụ mục đích xấu khác.
Thế nhưng chưa có giải pháp nào thực sự hiệu quả trước những lỗ hổng bảo mật này. Và đó là lúc Microsoft lên tiếng: họ giới thiệu một nhóm sản phẩm mới với cái tên Azure Sphere.
Azure Sphere là một con chip siêu nhỏ, được gọi là microcontroller (tạm dịch: vi điều khiển) được tích hợp vào những thiết bị thông minh. Bản thân nó có một hệ điều hành riêng để chạy thiết bị mà phần mềm bảo mật của nó chạy nhờ dịch vụ đám mây, qua đó kiểm soát việc bảo mật.
Về cơ bản Azure Sphere có ba phần: con chip vi điều khiển, một hệ điều hành và kết nối với đám mây.
Với dự án này, Microsoft muốn tạo ra một hệ thống để kiểm soát an ninh của mạng Internet vạn vật - Internet of Things (IoT). Máy tính, laptop và smartphone đều đã có những biện pháp bảo mật có sẵn trong chip và hệ điều hành, chưa kể những phần mềm ngoài để ngăn chặn hacker. Những thiết bị thông minh lại chưa có được điều đó.
Theo như chủ tịch Brad Smith của Microsoft, thì vị tấn công Mirai hồi năm 2016 thành công là do sử dụng camera an ninh gắn với Internet, thì chẳng có thiết bị nào có thể an toàn tuyệt đối cả.
“Trong một thế giới mà thứ gì cũng có thể bị can thiệp, thì thứ gì cũng cần được bảo vệ”, Brad Smith kết luận.
Chính hệ thống này cho Microsoft một chỗ đứng đặc biệt trên thị trường IoT. Azure Sphere cho công ty này một điểm dựa đặc biệt vững chắc để bán được sản phẩm. Ít ra là nếu như Azure Sphere chứng minh được sự hiệu quả như quảng cáo của mình.
Thay vì tự mình sản xuất chip, Microsoft đang bắt tay với các nhà sản xuất chip như MediaTek, Qualcomm và ARM. Theo các chuyên gia, thì đó là điểm mấu chốt cho sự thành bại của Azure Sphere. Bởi lẽ con chip “hoạt động như bộ não của thiết bị, mang khả năng tính toán, lưu trữ, có bộ nhớ và có một hệ điều hành ngay trên thiết bị”.
Azure Sphere sẽ đối mặt với vấn đề bảo mật trong một khía cạnh đang phát triển, còn rất mới và là một mảnh đất màu mỡ với cả các nhà phát triển lẫn hacker. Cùng xem Microsoft sẽ đi xa được tới đâu với dự án đầy tiềm năng này.
Tham khảo Forbes, Cnet
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng