Chương trình An ninh Chính phủ vừa được ký kết giữa Việt Nam và Microsoft cho phép Chính phủ Việt Nam có thể đọc mã nguồn các sản phẩm của Microsoft và nhận những thông tin độc quyền về việc lây nhiễm mã độc tại Việt Nam.
- Financial Times vinh danh CEO của Microsoft là "Nhân vật của năm": Người đàn ông đã đưa gã khổng lồ trì trệ, lỗi thời đang trên bờ vực thẳm trở lại ngoạn mục
- Cựu nhân viên chỉ ra câu nói nổi tiếng của Bill Gates 'Tôi trượt một số môn, bạn tôi thì qua cả và giờ anh ấy làm kỹ sư của Microsoft còn tôi sở hữu Microsoft' chỉ là giả mạo
Ngày 19/12 vừa qua, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, thuộc Bộ Công an đã ký kết thỏa thuận tham gia chương trình An ninh Chính phủ (Government Security Program - GSP) với tập đoàn Microsoft.
Theo thỏa thuận, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, sẽ chính thức trở thành một thành viên của chương trình An ninh Chính phủ của Microsoft cùng với hơn 90 cơ quan đại diện chính phủ, tổ chức quốc tế của hơn 45 quốc gia toàn thế giới.
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao ký kết thỏa thuận An ninh Chính phủ với tập đoàn Microsoft.
Một điều khoản đáng chú ý trong thoả thuận GSP là Chính phủ Việt Nam sẽ có quyền truy xuất vào mã nguồn (source code) của các sản phẩm của Microsoft, như Windows và Office. Với giá trị ước tính lên đến hàng tỷ USD, việc Chính phủ có thể đọc mã nguồn của Windows và Office được cho là cách để Microsoft tạo dựng lòng tin. Thực tế, Microsoft cho biết chương trình GSP được hình thành trên mục tiêu xây dựng niềm tin qua tính minh bạch, bằng cách cho phép chính phủ và các tổ chức quốc tế sử dụng công nghệ của Microsoft để bảo vệ bộ máy chính phủ, doanh nghiệp và người dân.
Ngoài ra, thoả thuận GSP còn cho phép Cục An ninh mạng Việt Nam nhận được những thông tin độc quyền về việc lây nhiễm mã độc tại Việt Nam, cho phép họ hành động kịp thời nhằm ngăn chặn các rủi ro được phát hiện, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ và phòng chống các mối đe dọa này trong tương lai. Microsoft cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam trong các vấn đề về an ninh, phản hồi rủi ro mạng cũng như các vấn đề liên quan đến sản phẩm và dịch vụ đám mây của Microsoft.
Theo báo cáo phân tích toàn cảnh an ninh mạng phiên bản 24 được công bố đầu năm 2019 của Microsoft, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia có tỉ lệ nhiễm mã độc cao nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương – 145% cao hơn chỉ số trung bình toàn cầu, 78% cao hơn chỉ số trung bình của khu vực.
Ông Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết: “Trong bối cảnh cuộc Cách mạng 4.0 đang lan tỏa và công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng sâu rộng, Việt Nam phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức từ không gian mạng, trực tiếp đe dọa đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Với sự hợp tác giữa Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và tập đoàn Microsoft thông qua chương trình An ninh Chính phủ giúp hỗ trợ tích cực cho công tác bảo đảm an ninh mạng, đấu tranh phòng, chống tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao.”
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng