Microsoft đơn giản hóa cách thức cập nhật Windows, giúp các nhân viên IT doanh nghiệp có nhiều lựa chọn bảo mật hơn
Các doanh nghiệp giờ đây có thể kiểm tra kỹ càng mỗi bản cập nhật để đảm bảo chúng sẽ không gây ra lỗi gì trong hệ thống.
Với việc phát hành Windows 10, Microsoft đang đơn giản hóa quá trình ra mắt các bản cập nhật tích lũy (cumulative updates), với mỗi bản cập nhật sẽ chứa tất cả các bản sửa lỗi trong tháng đó, cũng như các bản sửa lỗi cũ từ các tháng trước.
Dựa trên các phản hồi từ khách hàng, Microsoft đã thực hiện một số điều chỉnh với các bản cập nhật của họ. Bắt đầu từ Windows 10 phiên bản 1703 (còn được biết tới với cái tên Creators Update), công ty sẽ tuần tự đưa ra một bản cập nhật bổ sung trong mỗi tháng (thỉnh thoảng có thể còn nhiều hơn). Các bản cập nhật bổ sung này sẽ chỉ chứa các cập nhật không liên quan đến bảo mật, vì vậy chúng sẽ được xem như các cập nhật thông thường (các Update) trong Windows Server Update Services ( WSUS ) và Configuration Manager.
Ngoài ra, đôi khi công ty cũng đưa ra các bản sửa lỗi không liên quan đến bảo mật nhằm giải quyết nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, có thể tác động đến các tổ chức, doanh nghiệp. Trong những trường hợp hiếm hoi đó, một bản cập nhật tích lũy sẽ được xem như “Critical Updates” trong WSUS và Configuration Manager.
Với những tổ chức/doanh nghiệp đang sử dụng tính năng Windows Updates bản Business, những bản cập nhật “Updates” và “Critical Updates” mới sẽ không được cài đặt tự động lên bất cứ thiết bị nào, vốn đã được cấu hình để hoãn việc cập nhật.
Các tổ chức/doanh nghiệp giờ có khả năng lựa chọn linh hoạt nên làm gì với những bản cập nhật tích lũy không liên quan đến bảo mật (những bản Updates), họ có thể:
- Triển khai mỗi một phần trong số gói phần mềm đó như các bản cập nhật trong “Update Tuesday”. Điều này cho phép máy tính của các tổ chức/doanh nghiệp nhận được các bản sửa lỗi mới nhất nhanh hơn.
- Triển khai mỗi một phần trong số gói phần mềm đó cho một tập hợp các thiết bị phụ. Điều này cho phép doanh nghiệp có thể kiểm tra để đảm bảo rằng những bản sửa lỗi không phải bảo mật này sẽ hoạt động tốt, trước khi những bản sửa lỗi tương tự đó được đưa vào bản cập nhật tích lũy “Update Tuesday” tiếp theo, và sẽ được triển khai cho toàn bộ doanh nghiệp.
- Triển khai những cập nhật đó một cách có lựa chọn, dựa trên việc liệu chúng có thể giải quyết các vấn đề cụ thể đang tác động đến doanh nghiệp hay không, trước khi bản cập nhật tích lũy “Cumulative Tuesday” tiếp theo ra mắt.
- Không triển khai tất cả các bản cập nhật đó. Sẽ không có hại gì khi làm việc này do những bản sửa lỗi tương tự sẽ được đưa vào bản cập nhật “Update Tuesday” cùng với các bản sửa lỗi bảo mật mới.
Cách cập nhật linh hoạt này rất có ích cho các doanh nghiệp khi họ có thể kiểm tra kỹ hơn những bản cập nhật này trước khi áp dụng cho toàn bộ hệ thống. Trong khi đó, những tổ chức/doanh nghiệp không chỉ muốn sửa chữa các vấn đề trong hệ thống của họ mà còn cần đảm bảo mọi hoạt động khác của mình vẫn diễn ra bình thường.
Tham khảo Microsoft blog TechNet
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng