Microsoft lên tiếng giải thích tại sao Surface Laptop không có cổng USB-Type C
Xét trên tổng thể thì Microsoft cũng có lý của họ, nhất là khi tính đến việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho phân khúc người dùng dành riêng cho Surface Laptop.
Microsoft mới đây đã ra mắt Surface Laptop với mức giá khởi điểm là 999 USD trong sự kiện đầu tư vào giáo dục của mình vào thứu 3 vừa qua, với vai trò của thiết bị này như một bàn đạp tạo nền tảng củng cố cho Windows 10 S. Tuy nhiên, sau khi nhận được nhiều đánh giá và xem xét kỹ lưỡng, đã có rất nhiều chuyên gia cũng như fan hâm mộ đặt câu hỏi về sự thiếu hụt của cổng USB-Type C. Nực cười là thiết kế nguyên mẫu thử nghiệm thì có, nhưng sản phẩm chính thức được công nhận để tung ra cuối cùng thì không.
Để làm rõ hơn chút thì hình dáng và kích cỡ cổng cắm USB vốn không có gì liên quan đến tốc độ truyền tải, mà chỉ đơn thuần là kết cấu tiếp xúc bên ngoài mà thôi. Chúng ta đã quá quen thuộc với loại hình USB-A đầu tiên thường thấy với đầu cắm hình chứ nhật trong suốt 1 thập kỷ qua, chỉ cho phép cắm khi bạn xoay đúng chiều. Tuy nhiên, USB-Type C được thiết kế thông minh hơn nhiều khi người dùng không cần phải quan tâm đến vấn đề đó nữa, với khả năng có thể cắm 2 hướng thoải mái như nhau.
Chắc chắn rằng Type C sẽ là sự lựa chọn tối ưu hơn cho người dùng vì tính tiện lợi của nó, nhưng quả thực tốc độ truyền tải dữ liệu không hẳn đã nhanh hơn. Do tính chất truyền thông quảng bá rầm rộ cùng việc ít khi toàn bộ các góc cạnh chi tiết của thông số đều được nói rõ, nên khách hàng thường tin rằng Type-C là công nghệ USB nhanh nhất trên trị trường hiện nay, trong khi không hẳn điều đó đã là đúng.
Cụ thể, theo lời một nhà thiết kế tại Microsoft, cổng Type-C hiện vẫn chưa thực sự được tối ưu hóa vì vẫn còn những báo cáo về sự cố về năng lượng truyền tải cũng như chất lượng ổn định dây cắm. Ngoài ra, cũng chưa có nhiều những sản phẩm không phải do Apple sản xuất học theo lối thiết kế đó, do vậy chỉ cần cổng Type-A thôi là đã đủ để học sinh/sinh viên sử dụng chuột để thao tác hay một số lựa chọn khác vẫn còn đang theo tiêu chuẩn Type-A phổ biến.
Sau khi USB 2.0 được thay thế bởi 3.0 với cổng Type-A có tốc độ 5Gbps so với 480Mbps, và mẫu màu xanh biển được gán với Type-A để phân biệt 2 phiên bản giao thức ngoại vi khác nhau. Sau này, tốc độ tối đa được nâng lên 10Gbps và tên tuổi của USB 3.0 cũ chuyển thành USB 3.1 Gen1, còn bản nâng cấp kia là Gen2 với mã màu là đỏ thay cho xanh biển của Gen1.
Một thời gian sau đó, Type-C bắt đầu được mang lên phổ biến trên dòng laptop mỏng của Apple nhằm tăng lượng năng lượng sạc cho thiết bị (cải tiến lên Thunderbolt về sau). Nhìn chung, Type-C dần được ưa chuộng nhiều và áp dụng cả cho những thiết bị khác nữa chứ không chỉ có Apple tiên phong.
Do đó, khi Microsoft tung ra Surface Laptop mà không có cổng USB-Type C, ngay lập tức đã có nhiều câu hỏi và lời chỉ trích, không chỉ vì lý do đó mà còn cả việc nó chỉ có mỗi 1 cổng USB-A (Gen1).
Đơn giản, Microsoft muốn đảm bảo rằng đối tượng người dùng chính cho thiết bị này - học sinh sinh viên ở lĩnh vực giáo dục - gặp ít rủi ro về sự xung đột và không tương thích về mặt thiết bị nhất nếu như phải có kết nối ngoại vi.
Tham khảo: Digital Trends
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng