Microsoft lưu trữ thành công bộ phim Superman vào một miếng kính, mở ra cánh cửa tương lai cho ngành bảo quản dữ liệu

    Dink,  

    CEO của Microsoft, Satya Nadella, cầm trên tay tương lai của ngành công nghiệp lưu trữ.

    Microsoft lưu trữ thành công bộ phim Superman vào một miếng kính, mở ra cánh cửa tương lai cho ngành bảo quản dữ liệu - Ảnh 1.

    Microsoft đã chứng minh được rằng ta có thể lưu trữ dữ liệu trên kính, thứ công nghệ mà ta vẫn biết là khả thi nhưng chưa thấy "ông lớn ngành công nghệ" nào dám tuyên bố thành công. Nhóm các nhà nghiên cứu của Microsoft đã hợp tác với studio làm phim nổi tiếng Warner Bros. để thực hiện dự án không tưởng: chứa cột mốc của nền điện ảnh, bộ phim Superman bản 1978, vào một miếng kính có kích cỡ 75x75x2 milimet.

    Bộ phận Microsoft Research là nơi đã đưa ra ý tưởng này và thực hiện nó thành công. Nhóm nghiên cứu là một phần của khoản đầu tư tỷ đô của Microsoft, nhằm tìm ra thêm công nghệ lưu trữ mới, làm bàn đạp chắc chắn cho nền tảng Azure trong tương lai.

    Microsoft lưu trữ thành công bộ phim Superman vào một miếng kính, mở ra cánh cửa tương lai cho ngành bảo quản dữ liệu - Ảnh 2.

    Chúng tôi dựng thành công toàn bộ hệ thống này chủ yếu là nhờ công nghệ lưu trữ lạnh mới”, Satya Nadella, CEO của Microsoft nói trên sân khấu của hội nghị Ignite. Microsoft chỉ sử dụng kính thạch anh (quartz) thông thường, thế nhưng miếng kính vẫn chịu được nhiệt độ cao và khả năng chống xước tốt. Dự án nghiên cứu mới này có "mật danh" đầy đủ là Dự án Silica, chỉ tập trung vào phát triển công nghệ lưu trữ và bảo quản dữ liệu.

    Từ khi biết tới sự tồn tại của dữ liệu, nhân loại đã phải rất vất vả để lưu giữ được chúng và truyền lại cho đời sau. Thế nhưng sách có thể mục rữa, ảnh sẽ mờ theo thời gian, thậm chí ổ cứng cũng chẳng phải cách lưu trữ dữ liệu số an toàn. Các nhà nghiên cứu đã đau đầu về vấn đề này từ lâu, và Microsoft cũng chẳng phải đơn vị đầu tiên thử nghiệm lưu trữ dữ liệu trên vật liệu kính. 

    Thế nhưng những khẳng định của Microsoft khiến ta tin vào một tương lai thành công của cách lưu trữ dữ liệu mới. Warner Bros. đã tin tưởng họ sẽ lưu trữ được tài sản số vĩnh viễn, với những bản sao không phai mờ theo thời gian. 

    Microsoft lưu trữ thành công bộ phim Superman vào một miếng kính, mở ra cánh cửa tương lai cho ngành bảo quản dữ liệu - Ảnh 3.

    Thời điểm hiện tại, các công ty giải trí tạo ra bản sao lưu đề phòng bằng việc chuyển đổi bản phim kỹ thuật số thành phim analog, chia thành ba phần với ba màu - xanh cánh chả (cyan), hồng sẫm (magenta) và vàng (yellow), rồi chuyển mỗi màu trên vào một phim âm bản đen trắng bởi chúng sẽ không phai màu như phim màu được quay kỹ thuật số.

    Những phim âm bản này sẽ được lưu giữ trong các hầm lạnh với nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát nghiêm ngặt, bên cạnh đó là một hệ thống cảm biến hóa học có thể “ngửi” ra bất kỳ thay đổi hóa học nào - dấu hiệu bất thường cho thấy phim có thể hỏng. Sẽ phải làm ngược lại những bước phức tạp vừa nêu để có lại được bộ phim hoàn chỉnh.

    Đây là quá trình đắt đỏ và tốn kém, và Microsoft muốn cắt ngắn thời gian lưu trữ phim lại, bỏ qua được quy trình nhiêu khê và đắt đỏ. “Nếu giải pháp của Dự án Silica thành công với chi phí rẻ và quy mô lớn - chúng tôi cũng hiểu rằng đây mới chỉ là những ngày đầu thử nghiệm - chúng tôi mong những studio khác, nhũng công ty khác và những ngành khác sẽ đều muốn sử dụng công nghệ này”, Vicky Colf, trưởng ban công nghệ của Warner Bros. nói. “Nếu thành công, tôi nghĩ công nghệ này sẽ đem lại lợi ích cho bất kỳ ai muốn bảo quản và lưu trữ nội dung bất kỳ”.

    Microsoft lưu trữ thành công bộ phim Superman vào một miếng kính, mở ra cánh cửa tương lai cho ngành bảo quản dữ liệu - Ảnh 4.

    Microsoft sử dụng laser hồng ngoại để mã hóa dữ liệu vào trong những “voxel” - tương tự như pixel trên màn hình của bạn, nhưng khác ở chỗ nó có 3 chiều. Dữ liệu sẽ nằm bên trong miếng kính, và thuật toán machine learning sẽ giải mã các những gì có trong kính để lấy lại dữ liệu.

    Hiện tại, Microsoft vẫn đang thử nghiệm công nghệ này, và chỉ vừa mới công bố báo cáo khoa học. Nếu họ thành công, ta có thể sẽ xây được trung tâm lưu trữ và xử lý dữ liệu dưới lòng biển không chừng.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày