Microsoft mở rộng không gian huấn luyện thực tế ảo cho drone và xe tự lái, từ thành phố tới rừng núi
Trong tương lai, drone và xe tự lái sẽ có thể xử lý được nhiều hơn các tình huống thực tế nhờ môi trường huấn luyện ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp của nền tảng mô phỏng không gian thực AirSim do Microsoft phát triển.
Thực tế ảo không chỉ hỗ trợ đào tạo con người. Nhờ tính trung thực và chất lượng ngày càng được cải thiện, thực tế ảo giờ đây sẽ hỗ trợ con người huấn luyện robot một cách dễ dàng.
Hồi tháng Hai năm nay, bộ phận Microsoft Researh từng giới thiệu một nền tảng mới có tên AirSim, giúp các nhà phát triển drone tích hợp hệ thống robot và tự động hóa.
Nền tảng Aerial Informatics and Robotics (AirSim) của Microsoft cung cấp hình dạng mô phỏng và các công cụ thực tế cho các nhà thiết kế hay nhà phát triển tạo ra lượng dữ liệu lớn phục vụ huấn luyện robot và drone. AirSim ứng dụng các tiến bộ trong tính toán và đồ họa, kết hợp giữa nhận thức và tính chất vật lý để tạo ra các mô phỏng chính xác, thực tế.
Môi trường đào tạo xe tự lái ngày càng được mở rộng từ thành phố tới ngoại ô
Phiên bản mới của AirSim gồm nhiều môi trường và hình ảnh mô phỏng xe hoàn toàn mới. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều kịch bản mới đã sẵn sàng đưa vào thử nghiệm. Việc có thể tạo ra môi trường mô phỏng chân thực giúp hạn chế xây dựng các nền tảng phần cứng đắt tiền, cung cấp khối lượng dữ liệu lớn, khả năng thử nghiệm, đánh giá kết quả cũng như mở rộng nghiên cứu ít tốn nguồn lực hơn.
AirSim sẽ mô phỏng môi trường đô thị dưới dạng 3D khá chi tiết với nhiều điều kiện đa dạng, bao gồm đèn giao thông, công viên, hồ và các công trình xây dựng. Người dùng có thể kiểm tra hệ thống dưới dạng khu phố, ngoại ô hay các khu công nghiệp. Mô phỏng môi trường sẽ gồm hơn 12km đường, băng qua khoảng 20 dãy phố.
AirSim được phát triển giống như một plugin cho Unreal Engine, một công cụ phổ biến để phát triển game. Điều này có nghĩa, mô phỏng của xe sẽ tách rời với môi trường đang vận hành.
Người dùng có thể tạo ra một môi trường cụ thể, chẳng hạn đường ở thành phố hoặc nông thôn, và sau đó chỉ cần đưa vào plugin AirSim để kiểm tra thuật toán tự lái hoạt động ra sao trong các môi trường đó. Việc mở rộng AirSim cũng cho phép các nhà phát triển có thể kết hợp thêm cảm biến hoặc các loại động cơ mới.
AirSim đã cung cấp nhiều môi trường hơn để thử nghiệm xe tự lái
AirSim sẽ cung cấp API hỗ trợ nhiều loại ngôn ngữ máy tính phổ biến như C hay Python. Điều này giúp AirSim trở nên thân thiện hơn các công cụ máy học khác.
Phiên bản AirSim mới cũng bao gồm nhiều tính năng và cải tiến, ví dụ công cụ thử nghiệm phương tiện vận tải hàng không. Microsoft sẽ giúp mọi người tham gia vào các mô phỏng drone bằng cách thêm một bộ điều khiển tích hợp có tên simple_flight, qua đó giúp đơn giản hóa quá trình thiết lập.
Phiên bản mới nhất của AirSim hiện đã có sẵn trên nền tảng GitHub dưới dạng mã nguồn mở.
Trong bản phát hành thương mại tương lai, Microsoft hy vọng sẽ kịp bổ sung thêm nhiều cảm biến, hoặc các thay đổi vật lý phù hợp cho xe, mô hình hóa thời tiết hay tạo ra các môi trường thực tế mang tính chi tiết cao hơn.
Mô phỏng thử nghiệm các môi trường khác nhau với xe tự lái
Tham khảo Mspoweruser
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng