Microsoft từ chối bán công nghệ nhận dạng khuôn mặt cho cơ quan thực thi pháp luật

    Chíp,  

    Công ty dẫn đầu về việc bảo vệ các quyền dân sự khỏi bị công nghệ lạm dụng chính là Microsoft?

    Mới đây, trong bài phát biểu tại Đại học Stanford, Chủ tịch Microsoft Brad Smith đã chia sẻ một số tin tức khá bất ngờ về các hoạt động nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng trên thế giới của Microsoft. Ông Smith chia sẻ rằng gần đây Microsoft đã từ chối bán công nghệ nhận dạng khuôn mặt của mình cho một cơ quan thực thi pháp luật ở California và một thủ đô giấu tên vì những lo ngại về quyền con người.

    Điều này trái ngược hoàn toàn với Amazon bởi công ty này luôn bào chữa hợp đồng cho phép các cơ quan thực thi luật pháp sử dụng phần mềm nhận dạng Rekognition của họ. Bên cạnh đó, Amazon còn tìm cách làm giảm uy tín của một nghiên cứu do ALCU tiến hành đã kết luận rằng có sự phân biệt chủng tộc trong Rekognition. Theo ALCU, Rekognition nhận dạng phụ nữ và người thuộc các chủng tộc thiểu số kém hơn so với đàn ông da trắng. Sự thiên vị này, theo Smith, có thể khiến các cơ quan thực thi pháp luật có những quyết định sai lệch với nhóm người trên.

    Khả năng xác định nhầm một người nào đó tại ngã tư là một nghi phạm tiềm ẩn quá nhiều mối lo ngại nên Microsoft đã quyết định không bán công nghệ này cho cơ quan kể trên. Ngoài ra, Smith cũng nói rằng họ đã từ chối đơn đặt hàng của thành phố thủ đô giấu tên vì công nghệ giám sát mà họ muốn triển khai sẽ cản trở quyền tự do của các công dân.

    Microsoft từ chối bán công nghệ nhận dạng khuôn mặt cho cơ quan thực thi pháp luật - Ảnh 1.

    Tuy nhiên, Microsoft đã bán công nghệ của họ cho một nhà tù của Mỹ. Giải thích về vấn đề này, ông Smith cho rằng phạm vi sử dụng hạn chế của công nghệ sẽ giảm bớt mối lo ngại và giúp cải thiện an toàn trong nhà tù.

    Microsoft đang phải đối mặt với làn sóng phản đối của chính các nhân viên về hợp đồng phát triển công nghệ AR HoloLens với quân đội Mỹ với mục đích tăng sức sát thương của quân đội. CEO Satya Nadella từ chối hủy bỏ hợp đồng này bởi ông cho rằng Microsoft có nghĩa vụ phải hỗ trợ quân đội Mỹ.

    Google và Amazon cũng phải đối mặt với sự phản đối của các nhân viên về công cụ tìm kiếm tích hợp chức năng kiểm duyệt tại Trung Quốc và công nghệ nhận dạng khuôn mặt, tương ứng. Hiện tại, cả 2 hãng này đều đã hủy những dự án gây tranh cãi trên.

    Smith nói rằng công ty của ông không muốn tham gia "cuộc đua xuống dưới đáy, nơi phát triển AI nhận dạng khuôn mặt tốt nhất lại đồng nghĩa với việc tạo ra mạng lưới giám sát chặt chẽ để tích lũy dữ liệu sinh trắc học. Michelle Bachelet, ủy viên cao cấp của Liên Hợp Quốc về nhân quyền, đồng ý với Smith và kêu gọi các công ty công nghệ khác làm theo.

    "Hãy dùng cách tiếp cận tôn trọng nhân quyền khi bạn phát triển công nghệ", bà Bachelet nói.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày