Microsoft và Intel đã tự tay chôn vùi ngành PC

    Thế Việt,  

    Phải chăng Microsoft và Intel quá tham lam?

    Trong tuần, ngành công nghiệp máy tính cá nhân (Personal Computer – PC) có báo cáo kết quả tệ nhất kể từ khi hai hãng nghiên cứu công nghệ IDC và Gartner tham gia khảo sát về ngành này. Dù hai công ty nghiên cứu sử dụng những phương pháp thống kê khác nhau, nhưng kết quả không quá khác biệt. Gartner cho biết doanh số bán PC trên toàn cầu giảm 11% so với cùng kỳ, còn theo IDC là 14%.


    Microsoft và Intel đã tự tay chôn vùi ngành PC 1


    Dõi theo theo ngành công nghiệp PC kể từ khi nó mới được thành lập, giờ đây nhiều người đã có lý do để thất vọng. Thị trường đang chuyển dần sang các thiết bị có tính di động cao (ví dụ, điện thoại thông minh và máy tính bảng), nhưng nguyên nhân nhiều thất bại lại do chính các hãng trong ngành này tạo nên.


    Một con cá khó biến thành chim dù có vứt nó lên bầu trời. Các doanh nghiệp PC "cũ" có vẻ thay đổi quá chậm với ngành công nghiệp này. Tuy vậy, Apple đã thực thi rất hiệu quả những sự thay đổi cần thiết, để từ một doanh nghiệp máy tính trở thành một công ty công nghệ di động hàng đầu (từ những chiếc Mac phiên bản đầu tiên, chuyển sang sản xuất cả iPhone, những chiếc smartphone làm mê mẩn người dùng trên khắp hành tinh ...).


    Có một số hãng khác, dù không bằng Táo Khuyết, cũng rất linh hoạt. Ví dụ Samsung, tuy đã sản xuất máy tính xách tay trong nhiều năm, nhưng giờ cũng trở thành một thế lực khổng lồ lại trong cuộc cách mạng điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ví dụ nữa, Lenovo, hãng sản xuất máy tính từ Trung Quốc "thừa kế" thương hiệu laptop từ IBM, đã chuyển dịch sản phẩm của mình dần sang ngành công nghiệp mobile phục vụ các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Việt Nam. Lenovo cũng đang cung cấp một loạt máy tính bảng cho các thị trường phát triển.


    Microsoft và Intel đã tự tay chôn vùi ngành PC 2

    Các thiết bị PC sắp hết thời?


    Trái lại, những cái tên như Dell và Hewlett-Packard (HP) gần như không có bất cứ dấu ấn nào trong ngành công nghiệp di động. Dell với sự tập trung vào các giải pháp cho khách hàng doanh nghiệp, đã thích ứng chậm chạp trước việc áp dụng công nghệ mới. HP mua Palm, với ý định sử dụng hệ điều hành webOS của công ty nhỏ hơn này cho cả hai nhóm sản phẩm điện thoại và máy tính bảng, đã phải từ bỏ dự án này và bán tài sản sau thời gian tương đối ngắn. Các nhà sản xuất phần cứng đang có mục tiêu mở rộng danh mục đầu tư trong lĩnh vực di động, nhưng Dell tập trung vào các giải pháp cho doanh nghiệp, và HP đánh giá các sản phẩm này sẽ không nhanh chóng được đưa ra thị trường.


    Tuy nhiên, trách nhiệm thực sự cho tình hình hiện nay vẫn thuộc về hai nhà cung cấp chính: Microsoft và Intel.


    Mặc dù tập đoàn Intel, dưới thời Giám đốc điều hành Andy Grove những năm 1980, đã có thể từ bỏ công việc kinh doanh bộ nhớ và tập trung vào bộ vi xử lý. Thời điểm mà các đối thủ Nhật Bản, được hỗ trợ hào phóng bởi chính phủ đã vươn lên mạnh mẽ.Nhưng Intel đã không thể áp dụng chiến thuật tương tự trong quá trình chuyển từ kiến trúc x86 sang ARM. Không phải các công ty không thể thực hiện quá trình chuyển đổi về mặt kỹ thuật, mà do một số phần triết lý kinh doanh đã không còn phù hợp với doanh nghiệp, làm cản trở quá trình thay đổi. Một vài những điều cũ kỹ không còn phù hợp, khiến hệ thống Intel ít nhiều đã xơ cứng, kể từ sau nhiệm kỳ của Andy Grove.


    Microsoft và Intel đã tự tay chôn vùi ngành PC 3
    Hãng sản xuất Intel

    Tỉ dụ, theo Roger Kay, cộng tác viên của tạp chí Forbes, vấn đề chủ yếu là văn hóa. Cả Microsoft và Intel sẽ chấm dứt các mối quan hệ với các nhà phân tích độc lập, những người góp ý cả về những hình ảnh không đẹp của hai hãng này. Họ chỉ đón nhận những "lời có cánh" giúp cho việc kinh doanh của hãng thuận lợi hơn.


    Microsoft đã không giống như một nghiên cứu mà khách hàng từng được nghe, khi sự thật là mức giá Dịch vụ đám mây Windows Intune của Microsoft là khá “chát”. Microsoft đầu tư nhiều cho tiếp thị, trong khi thiếu khảo sát thực tế. Intel cũng không hài lòng vì hệ thống bảo mật Endpoint của Microsoft không hỗ trợ đầy đủ cho dòng laptap mỏng nhẹ Ultrabook. Như thế, đã từ lâu không có thêm những thành quả thực sự xứng tầm để tiếp thêm sức mạnh cho ngành công nghiệp này.


    Thêm nữa, sự ngang ngạnh sai lầm của Microsoft trong thời kỳ này đã dẫn theo cả những nhà cung cấp, đang kéo toàn bộ thị trường PC đi xuống. Họ từ chối thừa nhận những điểm xấu của mình. Giống như câu ngạn ngữ: "Sức mạnh của anh có thể là điểm yếu của anh, và điểm yếu của anh có thể lại là sức mạnh của anh". 


    Khả năng sinh lời vô cùng lớn của Windows và x86 đã khiến Microsoft và Intel coi thường những hệ điều hành và kiến trúc khác. Tại Microsoft, bất cứ điều gì có thể làm tổn thương thương hiệu Windows sẽ ngay lập tức bị dìm chết. Microsoft đã khiến sức mạnh Windows trở thành điểm yếu của mình, giống như “Điều nhầm tưởng là tốt nhất, có thể là rào cản lớn nhất đến điều tốt nhất thực sự”.


    Ở đây còn một điều quan trọng: khái niệm sai lầm về chu kỳ sản phẩm của PC: chu kỳ 3 năm (hay hiện nay là 4 hoặc 5 năm), theo Roger Kay, là hoàn toàn bịa đặt. Ngành công nghiệp PC mới chỉ có 35 tuổi. Những người sáng lập và những cá nhân có lợi ích trong đó, đã lợi dụng vòng đời sản phẩm PC như một phương tiện để tối đa hóa lợi nhuận.


    Microsoft và Intel đã tự tay chôn vùi ngành PC 4
    Microsoft phải lãnh chịu trách nhiệm về những "sự thật" đã che giấu trong thời kỳ PC?

    Khoảng năm 2008, Intel đã dẫn đầu một nghiên cứu, với mục đích giải thích cho các công ty rằng có một tỷ lệ lớn máy tính sẽ hỏng sau 3 năm, và hiệu suất máy tính được cải thiện rất nhiều với các bộ máy mới được lắp ráp bởi những thiết bị phần cứng mới. Nhưng trong thế giới rộng lớn ngày nay, chúng ta hiểu các bộ phận của máy tính khi bị lỗi hoặc hỏng, có thể được thay thế theo từng phần theo nhu cầu sử dụng, mà vẫn đảm bảo hiệu năng của cả hệ thống.


    Ổ cứng truyền thống, đang được thay thế bởi các ổ thể rắn SSD, mạnh mẽ hơn rất nhiều, và được thiết kế cho độ bền 5 năm. Đây là đặc điểm kỹ thuật mà các hãng cung cấp như Seagate và Western Digital đáp ứng, để bán cho các nhà sản xuất phần cứng OEMs như Dell và HP. Nhờ đó PC có thể sử dụng cho cả thập kỷ.


    Về phần nền tảng, Microsoft cũng bỏ qua nhiều quyền lợi của người dùng. Chúng ta biết DOS là hệ điều hành mà Microsoft cho ra đời đầu tiên. Về cơ bản, người dùng mua quyền sử dụng hệ điều hành DOS, nhưng không thực sự được sở hữu nó, dù người mua trả tiền cho nó, và nó làm việc. Phiên bản phụ (như bản 3.1) được đưa ra, nhưng người mua có thể lựa chọn không cài đặt chúng. Quá trình này khá máy móc. Trong vài năm, Microsoft lại giới thiệu một hệ điều hành mới. Tiếp đến những phiên bản Windows 1, 2, và 3, sau đó nhường chỗ cho Windows 95, được cho là nền tảng thành công nhất của hãng. Microsoft “nhồi nhét” vào đầu khách hàng rằng cần kết nối máy tính của họ với internet để vá lỗi, bảo vệ chống virus, cập nhật các phần tương thích. Điều này cho đến nay vẫn đang được khách hàng thực hiện theo hướng dẫn.


    Vì thế, từ trước tới giờ, người dùng hoặc không được sở hữu những gì họ đã trả tiền, hoặc không thực sự được kiểm soát nó. Bởi thế, những điều trên càng làm tăng sự phụ thuộc của người dùng PC, và đôi khi phải lệ thuộc quá nhiều vào sự độc đoán của Microsoft.


    Microsoft và Intel đã tự tay chôn vùi ngành PC 5
    Một hình ảnh chế Windows 8.

    Với những điều đã phân tích ở trên về mục đích lợi nhuận và những lợi ích khác của Microsoft, chúng ta có thể yêu cầu trách nhiệm về những sự thật đã từng bị Microsoft che giấu? Vâng, có thể! Thêm một bằng chứng gần đây là Microsoft, thực sự muốn và sẽ ngừng hỗ trợ cho Windows XP. Và cả Microsoft và Intel đã từng nhận xét rằng, một số loại máy tính là "đủ tốt" (những người có thể suy nghĩ đủ mức thì biết rằng, hai từ “đủ tốt” thường được dùng để bao biện cho một ngành công nghiệp thường thường), trong khi người dùng xứng đáng được nhận nhiều hơn!


    Với hệ điều hành Windows 8, Microsoft có vẻ đang mất đi sự vững chãi. Tạo ra một nền tảng mới cạnh tranh với iOS Apple, nhưng Microsoft vẫn theo khuôn mẫu dành cho máy tính truyền thống. Nó chỉ khiến người dùng thêm bối rối và bị tụt hậu. Không bằng thời kỳ của Windows 7, là một sự chuyển đổi hoàn hảo từ Windows XP, đã duy trì và phát triển ngành công nghiệp PC trong một thập kỷ.


    Microsoft và Intel đã tự tay chôn vùi ngành PC 6
    Ngành công nghiệp “stupid” không thể rút bàn tay của mình ra khỏi hộp bánh


    Các vấn đề ngành công nghiệp PC đang phải đối mặt, khá giống với nan đề ((dillemma) "đứa trẻ và hộp bánh": Một đứa trẻ được cho một hộp bánh, và nó chỉ được phép lấy mỗi lần một nửa số lượng bánh trong hộp. Đứa trẻ có thể nắm lấy được một nửa số bánh trong tay, rút ra khỏi chiếc hộp, tận hưởng số bánh trên và sau đó cho tay vào trở lại lấy thêm một nửa nữa. Dĩ nhiên là đứa bé sẽ không bao giờ có thể ăn hết toàn bộ số bánh ( 1/2 1/2^2 1/2^3 ... 1/2^n  luôn bé hơn 1).


    Thay vào đó, thế giới có hình ảnh một ngành công nghiệp PC ngu ngốc, cố nắm bàn tay của mình trong hộp bánh, và vì không thể nuốt trọn hợp bánh nên kiên quyết không rút tay ra khỏi hộp, đỏ mặt khóc và trông khá giống một "chú hề".


    Tham khảo: Forbes

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày