MIT ra mắt công nghệ mới giúp bạn xem phim 3D mà không cần kính
Không cần phải bận tâm về những vướng mắc khổ sở khi phải kè kè cặp kính hoặc góc xem quá hẹp nữa. Hãy từ từ mà tận hưởng thôi!
Những bộ phim với định dạng 3D công chiếu ở rạp dù có hấp dẫn đến đâu đi chăng nữa cũng chưa đủ trở thành lựa chọn đầu tiên và số một của tôi vì một vài lí do, đặc biệt là sự khó chịu và phụ thuộc vào chiếc kính chuyên dụng. Hầu hết trải nghiệm của tôi mỗi lần sử dụng đều đi kèm với những cảm xúc tiêu cực gây ra bởi sự vướng víu với chiếc kính cận của riêng mình, đồng thời còn có cả những vết xước và đánh dấu vô ý thức của ai đó từng đeo.
Chắc hẳn đây cũng là một trong số những nguyên nhân bức thiết, góp phần thúc đẩy các nhà khoa học tại MIT phát minh ra bản mẫu thử nghiệm của công nghệ chiếu phim 3D không cần sự trợ giúp của kính chuyên dụng.
Cinema 3D
Thực ra trên thế giới đã xuất hiện một vài dạng hiển thị hình ảnh 3D mà không yêu cầu kính, chẳng hạn như máy chơi game Nintendo 3DS. Nhưng kể cả khi được tích hợp công nghệ hiện đại nhất từ công ty sản xuất video game này, thiết bị của hãng cũng chỉ phù hợp với số lượng đối tượng là một người chơi, đồng thời phải giữ tư thế trực diện một giới hạn góc đối với màn hình.
Điều này lại hoàn toàn không hề có điểm chung nào so với một phòng chiếu phim hàng trăm ghế ngồi khán giả, hơn nữa mỗi vị trí lại là một góc nhìn khác nhau về phía màn chiếu.
Vì vậy, Phòng nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo và Khoa học máy tính (CSAIL) tại MIT đã quyết định sáng tạo ra một phương pháp chiếu phim và hiển thị hình ảnh mới, cho phép mọi người đều có thể trải nghiệm hiệu ứng 3D như nhau ở mọi vị trí và góc độ trong rạp, và đặc biệt là không cần kính hỗ trợ.
Cùng hợp tác với Học viện Khoa học Weiszmann tại Israel, CSAIL đã thành công trong việc phát minh ra một nguyên mẫu thử nghiệm với tên gọi "Cinema 3D", áp dụng cơ chế sắp đặt và bố trí phức tạp theo tính toán chi tiết cho các thấu kính và gương chiếu, từ đó tạo nên một tập hợp các giới hạn thị sai quang học, cung cấp khung cảnh phù hợp với hướng nhìn của người xem.
Cụ thể, các nhà khoa học cũng đã phân tích kỹ lưỡng về ứng dụng khả thi của công nghệ này vào trong rạp chiếu phim, vì cấu tạo chỗ ngồi trong đó là cố định, không giống như ở nhà riêng, nơi bạn thường có thói quen thay đổi góc nhìn, tư thế cũng như vị trí.
Một trong những khía cạnh hơi bất cập ở phương pháp xem 3D không cần kính là độ phân giải của hình ảnh sẽ chịu đôi chút nhược điểm vì phải thỏa mãn toàn bộ góc nhìn, ảnh hưởng một chút đến lượng điểm ảnh phản chiếu về mắt người xem. Tuy vậy, một lợi ích khác của Cinema 3D lại đi ngược với quy luật đó, bảo toàn được tất cả độ phân giải ban đầu, góp phần khiến cho khán giả được tận hưởng những cảnh phim sắc nét nhất có thể.
Tính đến thời điểm hiện tại, nguyên mẫu thử nghiệm này vẫn chưa sẵn sàng để tung ra thị trường chung, vì còn nhiều điều kiện trang thiết bị cần được hoàn thiệt một cách hiệu quả và toàn diện hơn nữa. Dù sao thì chúng ta cũng có thể tin trưởng vào một tương lai đầy tiềm năng và hứa hẹn của công nghệ này khi được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền công nghiệp và lĩnh vực giải trí đang trở nên rất thịnh hành hiện nay.
Tham khảo: techcrunch
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng